Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

 

 

 


THẢO CHƯƠNG TÂN ƯỚC

I Côrinhtô l II Côrinhtô

Biên Soạn: Dick Woodwar


Chương 1: BẢN TÓM TẮT KHÁI QUÁT THƯ THỨ NHẤT PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI CÔRINHTÔ

Thư thứ nhất Phaolô viết cho người Côrinhtô được tiêu biểu cho những thư mục vụ mà Phaolô viết cho những Hội thánh ông thành lập suốt thời gian thi hành chức vụ, với tư cách là nhà truyền giáo và là người thành lập Hội thánh vĩ đại nhất từng có trong lịch sử của Hội thánh Đấng Christ. Thư ông gửi cho người Rôma là một kiệt tác về thần học. Ông viết như để tranh luận về vấn đề thần học bao hàm toàn diện và phổ biến đối với những tín hữu ông chưa từng gặp mặt. Tuy nhiên, hầu hết các lá thư được cảm thúc của ông viết ra từ quan điểm của một mục sư đối với các Hội thánh mà ông biết là tốt cho việc giải quyết nan đề, hoặc dạy dỗ và khích lệ niềm tin của các tín hữu. Thư Côrinhtô thứ nhất là điển hình cho những thư viết cho các Hội thánh mà Phaolô biết rằng có thể giải quyết được các nan đề đặc biệt.

Phần Thư Dùng Để Sửa Sai (Chương 1-11)

Phaolô thành lập Hội thánh Côrinhtô trong hành trình truyền giáo lần thứ hai của ông (Công vụ 18). Trong vòng ba năm rưỡi ở tại Êphêsô, ông có một thời gian ngắn ngủi để đi thăm Hội thánh Côrinhtô lần thứ hai. Trong chuyến viếng thăm nầy, Phaolô được nghe một số người trong Hội thánh Côrinhtô báo cáo lại những sự việc không hay đã xảy ra trong thời gian ông vắng mặt. Lá thư thứ nhất nầy nhằm đưa ra những nan đề và cách để sửa sai những nan đề đó. Mặc dù có nhiều vấn đề xảy ra, nhưng Phaolô thừa nhận rằng các tín hữu Côrinhtô: “Được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ” và “được gọi làm thánh đồ”(1:2). Từ cách dùng của Phaolô trong thư, chúng ta học được điều gì đó về từ ngữ “được nên thánh”. Nghĩa thông thường (nghĩa đen) của từ ngữ nầy là “biệt riêng ra”. Người được nên thánh không có nghĩa là người hoàn hảo mà đúng hơn là người biệt riêng ra để đi theo Đấng Christ. Vì tín hữu Côrinhtô, là những người đã được cấp lãnh đạo trong Hội thánh dẫn dắt tin Chúa, được kêu gọi làm đại diện cho Đấng Christ trong thế gian nầy, nên Phaolô dùng chính đời sống ông để dạy họ cách sống.

Mười một chương đầu của Côrinhtô thứ nhất đưa ra những nan đề cụ thể mà Phaolô biết sẽ làm ung nhọt Hội thánh, làm ngăn trở sự tăng trưởng tâm linh của họ, ngăn trở sự cá nhân chứng đạo, cũng như của Hội thánh trong thành phố Côrinhtô nầy. Qua việc khảo sát những nan đề trong Hội thánh Côrinhtô, và những giải pháp của ông, chúng ta có thể đạt tới mức hiểu thấu suốt những sự việc tương tự như vậy khi chúng xuất hiện trong các Hội thánh ở thế kỷ thứ 21 nầy.

Những Vấn Đề Phaolô Được Biết Từ Cơlôê

Gia đình Cơlôê cho Phaolô biết nhiều điều đã xảy ra trong Hội thánh như sự phân rẽ, đạo đức suy đồi và tín hữu Côrinhtô kiện tụng nhau trước tòa án dân sự của thành phố Côrinhtô.

Ông nêu một tấm gương cho các chủ tọa khi dạy người Côrinhtô cách tiếp nhận các thông tin về những nan đề trong Hội thánh. Chúng ta thấy trong đoạn 1:11: “Vì, hỡi anh em, bởi người nhà Cơlôê, tôi có được tin rằng trong anh em có sự tranh cạnh”. Qua tên gọi “người nhà Cơlôê” – một số tín hữu nhóm lại đều đặn tại nhà Cơlôê – là nguồn thông tin của ông,Phao lô cho chúng ta thấy ông không muốn một người nào thông tin cách nặc danh khi họ muốn cho ông biết một vấn đề có liên quan đến người trong Hội thánh địa phương.

Các mục sư thường tiếp cận với những người hay nói cho họ biết về “ông nầy… bà kia…” với điều kiện là mục sư đừng nói lại, hoặc đừng cho biết là ai đã nói điều đó. Phao lô không đồng ý như vậy. Ông nói rằng không thể để cho những lời vu khống làm hại một người nào đó trong Hội thánh; nên ông viết để khiển trách, sửa sai họ, và khuyên họ nên làm điều gì đó có tính cách xây dựng để giải quyết vấn đề. Khi một tín hữu nào trong Hội thánh không muốn người khác biết mình đã nói ra vấn đề nầy, thì dường như Phao lô cho họ là kẻ thày lay, và ông không muốn câu chuyện của người chuyên ngồi lê đôi mách được lan rộng ra.

Vấn Đề Phân Rẽ Trong Hội Thánh (Chương 1-4).

Các thành viên trong Hội thánh Côrinhtô có sự chia rẽ, chủ yếu là do họ cứ chạy theo vị mục sư mình yêu mến và chối bỏ cương vị lãnh đạo của các mục sư khác. Phao lô là mục sư thành lập và chăn dắt Hội thánh nầy trong suốt 18 tháng đầu. Ông được xem là một trong những nhà trí thức vĩ đại nhất trong thời đó. Đây là nguyên nhân làm cho nhiều tín hữu Côrinhtô cuốn quanh ông như một nhà lãnh đạo đích thực, vì thành phố Côrinhtô đại diện cho nền văn hóa đề cao sự tri thức.

Hội thánh Côrinhtô giống như Hội thánh của chúng ta, được đặt vào trong một thành phố, nơi mà các trường học nổi tiếng là trọng tâm và cột trụ của thành phố đó.

Một nhân vật khác tên là Abôlô, một nhà hùng biện, cũng là một mục sư ở thành phố Côrinhtô. Khả năng hùng biện của ông được các tín hữu trong Hội thánh đầu tiên ở Côrinhtô đánh giá cao. Thành ngữ “Nói như người Côrinhtô nói”, là chỉ về giá trị cao mà văn hóa người Côrinhtô Hylạp đặt để cho người có tài hùng biện.

Mặt khác, trong Hội thánh, những người ít học hơn thì họ xem trọng sứ đồ Phierơ, cũng là người ít học. Sự thiên vị nầy giữa vòng tín hữu đưa đến sự phân hóa, tập trung quanh một số lãnh đạo và đó là điều Phaolô đề cập đến trong bốn chương đầu của thư nầy.

Vấn Đề Vô Đạo Đức Trong Hội Thánh (Chương 5)

Dường như một người trong Hội thánh Côrinhtô đã ăn nằm với mẹ kế của mình, và dù có nhiều người đã biết chuyện đó, họ vẫn làm ngơ trước hành động vô luân như vậy. Phao lô chất vấn tín hữu Côrinhtô về sự vô tâm của họ trong chương năm, dạy họ cách rõ ràng là phải dứt phép thông công người nầy khỏi Hội thánh. Thư thứ hai của Phao lô gởi cho người Côrinhtô xác nhận họ đã làm theo lời dạy của ông, và ông cũng dạy họ tiếp nhận người nầy trở vào Hội thánh một lần nữa (II Côrinhtô 2:4-8).

Vấn Đề Các Tín Hữu Kiện Tụng Nhau (Chương 6)

Trong khi các môn đồ của Chúa Giêxu có tranh chấp, Phao lô quở trách nặng nề về việc người Côrinhtô đem sự việc của họ ra tòa án, tìm sự giải quyết nơi vị quan tòa không có Đức Thánh Linh. Phao lô lý luận rằng Đức Thánh Linh, Đấng ở giữa họ, có thể giúp họ giải quyết sự xung đột. Một cách châm biếm, Phao lô nói rằng một người ít được kính mến nhất trong Hội thánh, song là người có Đức Thánh Linh, thì vẫn có đủ tư cách để giải quyết cuộc tranh chấp hơn là một người không có Thánh Linh, vị quan tòa của đời nầy. Phao lô không có ý dạy theo nghĩa đen. Ông dùng ngôn ngữ châm biếm để bày tỏ quan điểm của ông. Ông dạy họ thà chịu thiệt một chút còn hơn đưa anh em mình ra tòa để làm ô nhục các chứng nhân của Đấng Christ trong cộng đồng của họ.

Lời dạy dỗ được thần cảm nầy làm nổi bật lên điều mà ngày nay chúng ta gọi là “Luật giáo hội” trong giáo hội Công giáo Lamã. Lời dạy nầy cũng khiến nhiều tín hữu từ chối việc giải quyết sự tranh chấp của họ qua tòa án luật pháp, cho dù họ có bị thiệt hại nhiều chăng nữa. Các tín hữu cũng áp dụng chương nầy qua việc tìm kiếm lời cố vấn khôn ngoan của các vị lãnh đạo thuộc linh trưởng thành.

NHỮNG CÂU NGƯỜI CÔRINHTÔ HỎI PHAO LÔ

Những Câu Hỏi Về Hôn Nhân (Chương 7)

Phao lô bắt đầu chương bảy: “Luận đến các điều hỏi trong thơ anh em”. Điều nầy cho biết lý do thứ hai của Phao lô, khi ông bàn đến những nan đề trong Hội thánh Côrinhtô. Vấn đề thứ nhất trong thư gởi cho Phao lô là hỏi về hôn nhân. Chương hôn nhân quan trọng trong Kinh Thánh là những câu trả lời của Phao lô cho câu hỏi về hôn nhân.

Bản dịch Kinh Thánh hiện đại chia chương nầy thành nhiều phân đoạn. Mỗi phân đoạn là một câu trả lời của Phao lô cho vấn đề của họ. Qua việc xem xét câu trả lời của ông, bạn có thể xác định điều họ đã hỏi. Những câu trả lời của Phao lô có lẽ đã được suy nghĩ chín chắn qua mạng lưới của câu 26, trong đó bạn tìm được những lời nầy: “vì cớ tai vạ hầu đến”.

Tai vạ hầu đến nầy là sự bắt bớ. Nhiều lời khuyên được cảm thúc của Phao lô trong chương nầy áp dụng khi Hội thánh đang bị bắt bớ. Đây là lý do tại sao Phao lô khuyên người độc thân cứ nên sống độc thân. Một khi điều đó được ban ra, thì đó là tốt cho người nam để đừng đụng đến đàn bà.

Theo tai vạ hầu đến, Phao lô xác định rằng người sống độc thân thì có thể dành hết thời giờ cho công việc Chúa, trong khi người đã lập gia đình thì phải quan tâm đến người phối ngẫu của mình. Trong những phân đoạn gần sát với chương nầy, Phao lô khuyên dứt khoát nên sống độc thân. Ông cho việc sống độc thân như là một ân tứ.

Tuy nhiên, Phao lô khuyên các tín hữu nầy nên thỏa lòng, cho dù là đã lập gia đình hay còn độc thân, hơn là cứ ước ao có cuộc sống khác hơn. Ông cũng xác định việc lập gia đình là điều tất yếu dành cho những người chưa từng được kêu gọi sống độc thân.

Những Anh Em Yếu Đuối Hơn (Chương 8 -10)

Nhiều tín hữu Côrinhtô cố tranh luận để biết là việc những người ăn thịt đã cúng cho thần tượng là đúng hay sai. Phao lô nói đến đề tài nầy trong chương 8 đến 10. Ông xác định rằng họ không nên ăn thịt đã cúng cho thần tượng vì sẽ gây cớ vấp phạm cho người khác. Tuy vậy, ông cũng nói rõ, thật ra hành động ăn thịt cúng không phải là sự thỏa hiệp trong đức tin của người đó, vì sau tất cả: “Chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật là hư không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chứ không có thần nào khác”(8:4).

Động cơ lớn nhất trong giải pháp của Phao lô cho vấn đề nầy là về cơ bản, ông tiếp tục viết: “Nhưng chẳng phải mọi người đều có sự hay biết đó. Một đôi người vì nghĩ thường có thần tượng, nên khi ăn của cúng đó cho là của cúng tế thần tượng, thì lương tâm yếu đuối của họ bởi đó ra ô uế”. Về việc nầy thì vấn đề không phải là đúng hay sai, nhưng vấn đề là
bạn yêu thương anh em yếu đuối hơn mình bao nhiêu? Đấng Christ yêu thương họ đủ để chết vì họ. Bạn có yêu thương họ đủ để từ bỏ việc ăn thịt không?

Ông kết luận phần nầy bằng việc đưa ra ba nguyên tắc rành mạch mà chúng ta nên áp dụng điều gọi là “việc không rõ ràng” của sự thánh hóa. Bởi vậy tôi muốn nói những việc nầy đã không được giải thích rõ ràng trong Kinh Thánh để chúng ta biết điều gì phải làm và không nên làm đối với các tín hữu là người đã được biệt riêng ra cho Đấng Christ. Ba nguyên tắc nầy là:
1. Làm mọi việc vì vinh hiển danh Đức Chúa Trời.
2. Làm điều gì đem kết quả cho sự cứu rỗi những người hư mất và gây dựng những anh em yếu đuối hơn mình.
3. Không làm điều gì vì lợi ích riêng mình.

Vai Trò Của Người Nữ Trong Hội Thánh (Chương 11)

Trong chương 11:1-22, Phao lô bàn đến vị trí mà người nữ nắm giữ trong mối quan hệ đối với người nam và với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, mạng lịnh người nữ phải trùm đầu khi cầu nguyện hoặc nói tiên tri, và mạng lịnh người nam không trùm đầu, đã cho thấy Phao lô thừa nhận người nữ được cầu nguyện và nói tiên tri khi Hội thánh nhóm họp.

Phân đoạn nầy không có ý nói rằng người nữ phải đội nón khi đến nhà thờ. Điều nầy nói đến phong tục văn hóa, thời đó phụ nữ che mạng cũng như ngày nay tại đó cũng còn che mạng như vậy. Khi một nữ tín hữu quyết định không che mạng nữa, Phao lô nói rằng bà ấy đã làm nhục chồng mình. Một yếu tố khác nữa mà Phao lô đưa ra, đó là trong nền văn hóa thời ấy, gái mại dâm thì không trùm đầu và được để tóc ngắn. Đây là lý do tại sao Phao lô viết rằng nếu như người nữ bị xấu hổ (trong nền văn hóa của bạn) khi cắt tóc ngắn, thì tốt hơn là nên để dài. Dĩ nhiên, điều nầy nói lên rằng, nếu như không bị đặt trong một nền văn hóa như thế, thì người nữ tin kính được quyền tự do để tóc ngắn.

Phao lô kết luận: “Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là đầu mọi người; người đàn ông là đầu người đàn bà; và Đức Chúa Trời là đầu của Đấng Christ”(I Côrinhtô 11:3).

Làm Ô Uế Tiệc Thánh (Chương 11)

Trong chương 11:23-34, Phao lô không chỉ nhắc nhở Hội thánh Côrinhtô về ý nghĩa của lễ Tiệc Thánh, mà còn nhấn mạnh đến việc sửa soạn tấm lòng trước rồi mới được dự Tiệc Thánh. Phao lô nói rằng người tín hữu chỉ nên dự Tiệc Thánh sau khi đã xét mình và với một thái độ xứng đáng. Vì Phao lô đã nói nếu dự Tiệc Thánh cách không xứng đáng có thể sẽ nhận lấy những hậu quả nghiêm trọng, nên nhiều người cảm thấy mình không xứng đáng để dự Tiệc Thánh. Sẽ không có cảm giác đó khi biết mình đã dọn mình để dự. Tiệc Thánh nói lên sự đáng tôn kính của Chúa. Giải thích rõ để sửa sai và áp dụng, chính là điều Phao lô cảnh báo người Côrinhtô không nên dự Tiệc Thánh “cách không xứng đáng”.

Phần Gây Dựng Của Thư Côrinhtô (ICôrinhtô 12-16)

Bốn chương cuối của thư là phần có tính cách gây dựng của lá thư dùng để hiệu chỉnh nầy. Những chương nầy cho biết nhiều nguyên tắc được cảm thúc của Phao lô để giải quyết nghĩa bóng của vấn đề. Phao lô bắt đầu: “Hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết về các sự ban cho thiêng liêng”. Những điều thuộc linh mà ông đưa ra là: Các ân tứ của Thánh
Linh, sự sống thuộc thể của Hội thánh, sự yêu thương, chức năng của Đức Thánh Linh khi Hội thánh nhóm họp; áp dụng sự phục sinh và phẩm cách người quản gia trung tín.

Chương 1-11 diễn đạt cách Phao lô bàn đến mọi vấn đề trong Hội thánh Côrinhtô. Mặc dù họ là tín hữu và ở trong Đức Thánh Linh, họ vẫn tham dự những thú vui và những cuộc tranh cãi có tính xác thịt. Phao lô viết từ chương 12-16 như là một giải pháp chung cho các nan đề trong vòng Hội thánh. Ông bắt đầu phần nầy: “Hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết về các sự ban cho thiêng liêng”(12:1).

Trong chương hai và ba, Phao lô chia con người ra làm ba loại: Người thiên nhiên (không thuộc linh), người thuộc linh, và người xác thịt. Người không thuộc linh (thiên nhiên) là người không có Đức Thánh Linh. Người thuộc linh là người đã tiếp nhận và được soi dẫn bởi Đức Thánh Linh. Người xác thịt là người đã nhận Đức Thánh Linh rồi, nhưng chọn sự bước đi theo “xác thịt”, bởi đó Phao lô muốn nói: “người thiên nhiên thì không được Đức Chúa Trời giúp đỡ”.

Qua cấu trúc của thư Phao lô, chúng ta thấy rõ dấu chứng thuộc linh của người Côrinhtô. Phao lô nói với họ như các “thánh đồ”. Kế đến, ông gọi họ là “người xác thịt”. Khi bạn đi đến chương 12, bạn sẽ thấy Phao lô viết: “Tôi không muốn anh em chẳng biết”. Chúng ta phải kết luận rằng tín hữu Côrinhtô là những người thuộc linh, nhưng cách cư xử của họ như người xác thịt, vì họ là những người thuộc linh còn non kém.

Những Aân Tứ Thuộc Linh

Theo Phao lô, giải pháp cho những vấn đề trong Hội thánh khởi nguồn là từ chức năng của Đức Thánh Linh (chương 12-16). Đức Thánh Linh ban ân tứ cho các tín hữu. Phao lô muốn dạy họ về những ân tứ nầy để họ nhận biết cách Đức Thánh Linh muốn thực hiện chức năng Ngài ở giữa họ như một Hội thánh của Đấng Christ phục sinh và hằng sống.

Sự Yêu Thương

Trong phần kết luận của chương 12, Phao lô bảo họ: “Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết. Bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em”(c.31). Kế đến Phao lô đưa ra chương được nhiều người biết đến, đó là “chương tình yêu thương của Kinh Thánh” (I Côrinhtô 13). Chương đặc biệt nầy bao gồm mười lăm mỹ đức bày tỏ bản chất của tình yêu thương (c.4-7). Khi chúng ta hiểu được nhóm mỹ đức nầy diễn đạt tình yêu thương là kết quả của việc Đức Thánh Linh đang sống trong các tín hữu, thì chúng ta sẽ hiểu sự cao trọng của tình yêu thương đối với mọi ân tứ khác của Đức Thánh Linh (Galati 5:22-23). Tình yêu thương là “con đường tốt lành” mà Đức Thánh Linh dùng để giải quyết mọi nan đề riêng và chung trong đời
sống của các con cái Chúa. Phao lô mô tả về tình yêu thương của ông để bày tỏ cho người Côrinhtô biết cách giải quyết những nan đề trong Hội thánh của họ.

Để diễn giải và tóm tắt luận đề của thư nầy, Phao lô dạy rằng Đức Thánh Linh làm phép lạ bên trong đời sống các tín hữu và hiển nhiên phép lạ đó là tình yêu thương. Đức Thánh Linh lại làm những phép lạ khác nữa là khi Ngài đến trên họ, hoặc xức dầu cho họ trong chức vụ. Bằng chứng hoặc sự chứng minh của phép lạ đó là các ân tứ Thánh Linh, điều được ban cho để các tín hữu có khả năng làm nhiệm vụ. Sẽ không có việc như thế nếu như Đức Thánh Linh thi hành phép lạ trên các tín hữu mà không thực hiện phép lạ trong họ.

Sự Sống Thuộc Thể

Trong chương 12, Phao lô mô tả Hội thánh như là một thân thể. Trong chương 14, Phao lô diễn đạt cấp bậc thường xảy ra giữa chúng ta khi Đức Thánh Linh đang thực hiện phép lạ của Ngài trong chúng ta và trên chúng ta. Chương nầy được biết đến như là “chương nói tiếng lạ” vì Phao lô dạy rất rõ về ân tứ nói tiếng lạ và nhắc đến tiếng lạ mười bảy lần. Phao lô nhấn mạnh khái niệm là các tín hữu nên thông giải cho người khác khi họ nhóm lại với
nhau.

Áp Dụng Sự Phục Sinh (Chương 15)

Sự phục sinh có nghĩa là “đắc thắng sự chết”. Ý nghĩa của nó cao hơn sự sống lại về thuộc thể của Đấng Christ hoặc của các tín hữu đã chết. Trong chương phục sinh quan trọng nầy, Phao lô dạy sự phục sinh cũng là một năng lực tiếp diễn đang làm việc trong đời sống hằng ngày của các tín a2i ra, sự phục sinh của Đấng Christ là cơ sở của đức tin chúng ta, vì “nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình”(15:17).

Sự phục sinh cũng là vấn đề sống còn của Tin lành. Trong chương 2, Phao lô nói với họ là khi ông đến với người Côrinhtô, ông không nói gì khác hơn là Đấng Christ và việc Ngài chết trên thập tự giá. Ông chấm dứt thư nầy bằng cách nhắc nhở người Côrinhtô về Tin lành mà ông đã rao giảng ở thành Côrinhtô. Tin lành đó là hai sự kiện về Đức Chúa Giêxu Christ: Sự chết và sự sống lại của Ngài. Bốn câu đầu trong chương nầy là lời tuyên bố rõ ràng nhất của Tin lành trong Tân Ứơc. Có một lần Phao lô viết năm mươi bốn câu về sự kiện thứ hai của Tin lành: Sự phục sinh của Đức Chúa Giêxu Christ.

Áp Dụng Phẩm Chất Quản Gia (Chương 16)

Trong chương cuối, Phao lô đề cập đến điều thuộc linh thứ ba mà ông muốn chia sẻ với người Côrinhtô. Ở đây, ông nói đến việc quyên góp, hoặc, thích đáng hơn, là về người quản gia Cơ Đốc nhân. Phao lô rất nặng lòng về việc quyên góp đặc biệt nầy, vì ông đang yêu cầu các tín hữu ngoại bang trong Hội thánh ông thành lập, hy sinh và dâng hiến vì các tín hữu Dothái ở Giêrusalem và Giuđê đang chịu khổ sở vì nạn đói và sự bắt bớ. Thật là phép lạ diệu kỳ vì Saulơ trước kia ở thành Tạtsơ, từng bắt bớ tín hữu Dothái ở Giuđê, mà bây giờ lại động lòng kêu gọi tín hữu ngoại bang dâng hiến cho tín đồ Dothái, là những người ông từng bắt bớ và dồn họ đến chỗ chết. Sự thật nầy làm ví dụ minh họa toàn bộ bản chất thân thể của Đấng Christ và là cách mà qua đó, các tín hữu có thể đem sự chữa lành đến cho người khác bằng cách áp dụng các nguyên tắc của người quản gia trung tín.

Phao Lô Là Mục Sư

Phao lô xem như là một mục sư chăm sóc các Hội thánh mà ông thành lập trong sự khó nhọc của mình: “Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh”(II Côrinhtô 11:28). Ông muốn liều thân mình vì các Hội thánh mà ông chăm sóc. Phao lô đã chịu đau đớn, suýt chết vì cớ họ được trưởng thành trong sự nhận biết và hiểu thấu sự mầu nhiệm của Đấng Christ.

Bởi thành quả trực tiếp về những công sức ông hướng về các Hội thánh ông thành lập, chúng ta có được kho báu tuyệt vời qua thư mục vụ của ông, để ngày nay chúng ta biết cách chăm sóc những Hội thánh riêng của mình. Vì Hội thánh chúng ta cũng đối diện với nhiều vấn đề như Hội thánh của Phao lô đã gặp, và vì ông đã nói đến những vấn đề nầy trong thư được cảm thúc của mình, ví dụ như những lá thư gởi cho người Côrinhtô, nên chúng ta có thể học được cách chăm sóc và đáp ứng cho những người mà Đức Chúa Trời đặt để mình chăm sóc.

CHI TIẾT THƯ I CÔRINHTÔ CỦA PHAO LÔ

Chương 2: ĐẤNG CHRIST BỊ PHÂN RẼ RA SAO? (I Côrinhtô 1-4)

ICôrinhtô là thư để hiệu chỉnh, trong đó, vị mục sư thành lập Hội thánh vĩ đại, là Phao lô, đã đương đầu với những nan đề của Hội thánh Côrinhtô. Nan đề thứ nhất Phao lô đề cập đến là sự phân rẽ. Các tín hữu phân rẽ nhau là do họ cho vị lãnh đạo nào là quan trọng nhất trong Hội thánh. Cách họ đánh giá một vị lãnh đạo là quan trọng qua việc người đó đã đem họ đến với Chúa và làm báptem cho họ. Một số người nói: “Ta là của Phao lô”, trong khi những người khác nói: “Ta là của Abôlô”, “Ta là của Sêpha” hoặc “Ta là của Đấng Christ” (1:12). Tuy nhiên, Phao lô đã đương đầu với sự phân rẽ nầy qua việc hỏi một câu chủ yếu: “Đấng Christ bị phân rẽ ra sao?”(c.13).

Khi Phao lô hỏi Đấng Christ có phân rẽ không, là ông đã đi thẳng vào điểm nòng cốt của mọi vấn đề xoay quanh sự phân rẽ trong Hội thánh Côrinhtô. Về cơ bản, nếu chúng ta tin vào sự phục sinh của Đấng Christ thì chúng ta cũng tin Ngài đang sống và sống trong tấm lòng chúng ta.

Nếu như Đấng Christ sống trong lòng các tín hữu, thì họ nên chấp nhận những vấn đề cơ bản liên quan đến Đấng Christ và nên biết rằng Đấng Christ không thể bị phân rẽ vì những vấn đề đó. Đấng Christ đang sống trong chúng ta sẽ cảm thấy thế nào về sự tranh chấp nầy? Nếu Đấng Christ sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Ngài, thì chúng ta cảm thấy thế nào về sự tranh đua nầy hoặc là những vấn đề khác nữa?

Nếu như sự phân biệt chủng tộc, hình phạt tử hình, hoặc vấn đề nào khác nổi lên ở giữa chúng ta, thì chúng ta phải biết rằng nan đề phân rẽ của chúng ta không phải bởi Đấng Christ cảm thấy nhiều vấn đề về chúng, mà là do những điều nảy sinh trong lòng chúng ta, là những kẻ theo Ngài, vì Đấng Christ là Đấng đang sống trong chúng ta chỉ cảm thấy một cách duy nhất trong mọi vấn đề nầy. Sự sai lầm được tìm thấy trong chúng ta. Phao lô đã viết thư để sửa những sai lầm đó giữa Hội thánh Côrinhtô, bày tỏ sứ điệp cơ bản của ông là,họ phải theo Đấng Christ chứ không theo những vị lãnh đạo là con người. Ông viết cho những người có xu hướng theo ông và chức vụ của ông trong bốn chương đầu sách nầy.

Ông kết luận bằng cách nói ông đã trồng, Abôlô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Kế đến ông xác quyết rằng người trồng và kẻ tưới không là gì cả, chỉ có Đức Chúa Trời mới là Đấng quan trọng vì đã làm cho lớn lên. Do đó, chúng ta không nên tôn vinh con người, mà “Ngài là vinh hiển, hãy quy vinh hiển về cho Ngài”.

Đừng Đề Cao Việc Báptem

Phao lô bắt đầu sứ điệp chống lại với sự phân rẽ bằng lời nói: “Thật vậy, Đấng Christ sai tôi chẳng phải để làm phép báptem đâu, nhưng để rao giảng Tin lành, và chẳng dùng sự khôn khéo mà giảng, kẻo thập tự giá của Đấng Christ ra vô ích”(1:17). Lời tuyên bố của Phao lô ở đây đánh dấu sự phân biệt thứ tự quan trọng ưu tiên giữa việc làm báptem và rao giảng Tin lành.

Trong khi các tín hữu tiếp tục tranh cãi việc làm Báptem có liên quan thế nào đến sự cứu rỗi, thì Phao lô dạy rằng việc làm Báptem không cứu chúng ta. Nếu như việc đó cứu được chúng ta, thì chắc hẳn ông đã nói đến trong sứ điệp Tin lành, thay vì ông đưa nó vào phần ông nói là ông không muốn làm. Ông nói, nếu như ông đã làm báptem cho nhiều người trong Hội thánh Côrinhtô, thì những người đó có thể đã theo ông chứ không phải theo Đấng Christ.

Đừng Đề Cao Sự Khôn Ngoan Đời Nầy

Phao lô hỏi: “Người khôn ngoan ở đâu? Thầy thông giáo ở đâu? Người biện luận đời nay ở đâu? Có phải Đức Chúa Trời đã làm cho sự khôn ngoan của thế gian ra rồ dại không?…Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự yếu ở thế gian để là hổ thẹn những sự mạnh” (1:20,27)

Những công dân Côrinhtô được nổi tiếng nhờ các cuộc tranh luận về pháp lý, và vì họ xem trọng triết học và tri thức. Người thông minh và tài trí tự cho mình cao hơn những người không có khả năng ăn nói và không có ân tứ tri thức.

Tuy nhiên, Phaolô đem đến lời dạy dỗ khác cho người Côrinhtô. Ông dạy họ rằng người khôn ngoan theo đời nầy thì không khôn ngoan trong cái nhìn của Chúa. Thay vì vậy, Đức Chúa Trời dùng những kẻ bị xem là dại dột để làm hổ thẹn những kẻ khôn, hầu cho sự vinh hiển của Ngài được bày tỏ ra. Nhưng điều nầy không có ý nói là không cần khôn ngoan để nhận biết Đức Chúa Trời, hoặc chỉ những kẻ ngu dại mới nhìn biết Ngài, mà muốn nói rằng chúng ta nên khoe mình trong Chúa hơn là kiêu ngạo: “Vả, ấy là nhờ Ngài mà anh em ở trong Đức Chúa Giêxu Christ, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công bình,sự nên thánh và sự cứu chuộc cho chúng ta, hầu cho, như có lời chép rằng: Ai khoe mình, hãy khoe mình trong Chúa” (I Côrinhtô 1:30,31).

Đừng Đề Cao Chức Vụ

Khi Phaolô tiếp tục sứ điệp của mình, ông giải thích rằng chỉ có Đức Thánh Linh mới là tác nhân truyền sự sống cho dòng dõi thuộc linh: “Hỡi anh em, về phần tôi, khi tôi đến cùng anh em, chẳng dùng lời cao xa hay là khôn sáng mà rao giảng cho anh em biết chứng cớ của Đức Chúa Trời. Vì tôi đã đoán định rằng ở giữa anh em, tôi chẳng biết sự gì khác ngoài Đức Chúa Giêxu Christ bị đóng đinh trên cây thập tự. Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm. Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài giảng thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời” (2:1-5).

Đức Chúa Trời dùng con người để rao truyền sứ điệp cứu rỗi của Ngài, nhưng lại dùng quyền phép của Thánh linh để làm thay đổi lòng người chịu nghe Tin Lành. Sự thay đổi của Thánh Linh không phải là kết quả của tài diễn thuyết con người mà là do quyền phép của Đức Thánh Linh vận hành trong lòng những người nghe đạo. Vì Phaolô đang giảng dạy cho những người Côrinhtô yêu mến và ở dưới quyền lãnh đạo của ông, nên ông khuyên giục họ không nên đề cao năng lực và ân tứ riêng của ông. Khi Phaolô viết bốn chương đầu của thư Côrinhtô, rõ ràng ông chỉ dạy họ nên tôn cao quyền phép của Đức Thánh Linh đã cứu họ khi họ nghe ông giảng Tin Lành tại thành phố Côrinhtô.

Tôn Cao Đức Thánh Linh Như Vị Thầy Của Bạn

Khi chúng ta đọc sách là chúng ta đang học bằng mắt. Khi nghe một bài diễn thuyết là chúng ta đang học bằng tai. Khi chúng ta sử dụng cả hai là chúng ta đã học cách ích lợi hơn
là qua âm thanh và trực quan nữa. Chúng ta còn có thể học qua cảm xúc, ý chí, hay qua điều Phaolô gọi là tấm lòng của chúng ta. Tuy nhiên, Phaolô dạy người Côrinhtô rằng họ có thể chỉ học biết những điều thuộc linh qua Đức Thánh Linh mà thôi: “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa” (2:9-10).

Ở đây, Phaolô dạy rằng chỉ có Thánh Linh của Đức Chúa Trời dạy về những điều thuộc linh cho con người. Con người không thể học biết lẽ thật thuộc linh chỉ qua cánh cổng đôi
mắt, lỗ tai hoặc tấm lòng mà thôi. Theo Phaolô, con người còn phải học lẽ thật thuộc linh qua cánh cổng Đức Thánh Linh nữa.

Người thuộc linh là người đã tiếp nhận Thánh Linh của Đức Chúa Trời, và Đức Thánh Linh sẽ ban cho người đó khả năng nhận biết và hiểu ý muốn của Đức Chúa Trời. Phaolô dùng một ví dụ lý thú để giải thích điểm cuối cùng nầy: “Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự bên trong Đức Chúa Trời. Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến,hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời”(c.1112).

Chỉ có thần linh trong lòng người mới biết người đó đang nghĩ gì. Cũng vậy, chỉ có Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới biết được những sự trong Ngài. Vì chúng ta đã từng được ban cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời, nên chúng ta có thể biết được những điều thuộc về Ngài.

Mặt khác, người không thuộc linh, là người không thể hiểu thấu đáo những điều thuộc linh: “Vả, người có tánh xác thịt, không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét các thiêng liêng”(c.14). Theo Phaolô, người không có Thánh linh của Đức Chúa Trời thường không thể hiểu được những điều thuộc linh.

Tận Tụng Đức Chúa Trời Như Là Đấng Lãnh Đạo Của Bạn

Trong chương 13, Phaolô cho người Côrinhtô biết rằng họ đang cư xử giống như những người xác thịt. Mặc dù ở đầu thư ông thừa nhận họ là những người thuộc linh, nhưng cũng nhìn nhận họ còn rất xa với điều lẽ ra họ phải có và ông gọi họ là “con đỏ thuộc linh” hay là “người xác thịt”. Sự phân rẽ cho thấy họ là những người xác thịt hoặc là đang đối xử như cách của người đời: “Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao?” (c.3). Cách mà họ chia phe phái theo những người lãnh đạo, cho thấy họ còn non nớt về thuộc linh, và quan điểm của họ dành cho những vị ấy cũng vậy. Thay vì bị cuốn theo giá trị của người lãnh đạo trên đất nầy, thì họ nên nhận biết vai trò của Đức Chúa Trời như là Đấng hướng dẫn tối cao trên chi thể Ngài. “Thế thì, Appollo là ai, và Phaolô là ai? Ấy là kẻ tôi tớ, mà bởi kẻ đó anh em đã tin cậy, y theo Chúa đã ban cho mọi người. Tôi đã trồng, Abôlô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng, kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên”(c. 5-7). Một lần nữa, Phaolô cho họ thấy rằng họ phải theo Đức Chúa Trời, chứ không phải con người, và ông kết luận phần nầy bằng câu nói: “Vậy chớ ai khoe mình về loài người, vì mọi sự đều thuộc về anh em”. Đừng tôn vinh hiển cho con người và đừng đi theo họ. Hãy quy vinh hiển về Chúa và đi theo Ngài, vì Ngài là Đấng chọn những kẻ yếu và dại dột ở đời nầy để làm hổ thẹn những kẻ khôn ngoan.

Chương 3:TÌNH YÊU THƯƠNG ĐỐI CHẤT

Khi Phaolô dạy người Côrinhtô không nên phân rẽ theo những nhà lãnh đạo của mình, thì ông cũng dạy họ về sự đoán xét: “Về phần tôi, hoặc bị anh em xử đoán, hoặc bị tòa án nào của loài người xử đoán, tôi cũng chẳng lấy làm quan hệ gì. Chính tôi chẳng tự xử đoán mình nữa, vì tôi chẳng thấy mình có điều chi đáng tội, nhưng tôi cũng không nhờ sự đó mà được xưng là công bình: Đấng xử đoán tôi, ấy là Chúa. Vậy, chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến; chính Chúa sẽ tỏ những sự giấu trong nơi tối ra nơi sáng, và bày ra những sự toan định trong lòng người; bấy giờ, ai nấy sẽ bởi Đức Chúa Trời mà lãnh sự khen ngợi mình đáng lãnh” (4:3-5).

Về Sự Đoán Định Lòng Người…

Nhiều người trong Hội thánh Côrinhtô tôn Phaolô là cao trọng hơn các vị lãnh đạo khác trong Hội thánh, nhưng ông bảo họ chỉ nên dành thiện cảm cho ông một chút thôi, vì ngay chính ông cũng cảm thấy không dám tự phán đoán về mình và ít có ai chấp nhận sự phán đoán của người khác dành cho mình. Ông cảm nhận rằng không nên đoán định động cơ ẩn kín sâu thẳm trong lòng ông và ông đã bày tỏ rộng rãi ý đó ra cho nhiều người. Vì lòng người là sâu kín hơn những gì chúng ta nhận biết, nên Phaolô dạy rằng chúng ta không nên xét đoán lòng người trước mặt Đức Chúa Trời.

Về Sự Xét Đoán Hành Vi Người Khác

Vì chúng ta không biết rõ động cơ trong lòng chính mình, thì làm sao có thể biết được động cơ trong lòng của người khác? Lúc Phaolô dạy chúng ta không nên đoán xét lòng người khác, lời dạy đó không có nghĩa là không bao giờ chúng ta được xử đoán người khác. Điều nầy chỉ áp dụng cho việc đoán xét động cơ trong lòng người khác mà thôi.

Trong chương kế tiếp của thơ nầy (chương 5), Phaolô đưa ra lời quở trách tương tự cho việc không chịu xử đoán người mà lẽ ra họ phải xử đoán – người phạm tội loạn luân với mẹ kế của mình. Phaolô quở trách người Côrinhtô vì họ đã không xử đoán người nầy. Phaolô đưa ra phương cách: “Trong thơ tôi viết cho anh em có dặn đừng làm bạn với kẻ gian dâm, đó tôi chẳng có ý nói chung về kẻ gian dâm đời nầy, hay là kẻ tham lam, kẻ chắt bóp, kẻ thờ hình tượng, vì nếu vậy thì anh em phải lìa khỏi thế gian. Nhưng tôi viết khuyên anh em đừng làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chửi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp, cũng không nên ăn chung với người thể ấy. Vì chưng có phải tôi nên xét đoán kẻ ở ngoài sao? Há chẳng phải anh em nên xét đoán những người ở trong sao? Còn như kẻ ở ngoài, thì Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ. Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em” (5:9-13).

Trong phân đoạn nầy, chúng ta học được rằng sự xử đoán có thể áp dụng cho người ở bên trong cũng như bên ngoài Hội thánh. Với người bên ngoài, chúng ta không nên xét đoán hay tách biệt khỏi họ vì cớ những hành vi tội lỗi của họ. Nếu chúng ta cách ly họ hoàn toàn thì chúng ta không thể nào làm chứng về Tin Lành cho họ được. Thay vì vậy, chúng ta không đoán xét họ trước mặt Chúa và tiếp tục chia sẻ ân điển của Đấng Christ dành cho họ. Tuy nhiên, về phần những người trong Hội thánh, những người xưng rằng Đức Thánh Linh ở trong họ, dạy dỗ, chăn dắt họ từng bước, thì chúng ta phải đối chất với họ nếu như đời sống họ không giống như những điều họ nói và tin. Dù thế nào thì trường hợp người phạm tội loạn luân ở trong Hội thánh, Phaolô cảnh báo người Côrinhtô là đã vô trách nhiệm vì đã không xử đoán họ.

Về Sự Hiểu Biết Khi Cần Đối Chất

Hiển nhiên là Kinh Thánh không dạy chúng ta không bao giờ nên đoán xét người khác. Nhiều người muốn trích dẫn lời Chúa Giêxu khi chúng ta đối chất cách đầy yêu thương với họ. Họ nói: “Chúa Giêxu phán: Đừng đoán xét”. Đây là hai từ Chúa Giêxu dùng khi tuyên bố về việc đoán xét người khác. Cuối cùng, Chúa Giêxu đã răn dạy nhiều về việc nầy. Ngài nói: “Đừng đoán xét”. Chúa Giêxu phán chúng ta không nên đoán xét hành vi của người khác nếu chúng ta không tự xét mình trước (Mathiơ 7:1-5). Nhưng xa hơn thế nữa, trách nhiệm của chúng ta là thành viên trong nhà Đức Chúa Trời, phải đối chất với những người làm tổn hại chính mình hoặc người khác trong vòng chi thể của Đấng Christ (Mathiơ 18:15; Galati 6:1).

 Khi Phaolô khuyên giục các tín hữu Côrinhtô đối chất với người đang phạm tội, ông ra tiêu chuẩn cần thiết cho việc đối chất trong một số giới hạn. Trước tiên, trường hợp người cứtiếp tục phạm tội. Đây không phải là tội mà người đó phạm vào một lúc nào đó rồi ăn năn ngay. Thay vì vậy, người nầy tiếp tục phạm tội và không có dấu hiệu gì là từ bỏ nó. Mặc dù không có tội lỗi nào Đức Chúa Trời không tha thứ, nhưng Ngài sẽ không tha thứ cho người không nhìn nhận tội lỗi mình và ăn năn. Vì người nầy không có dấu hiệu gì chứng tỏ ăn năn hoặc muốn được thay đổi, nên Phaolô nói rằng người đó đáng bị dứt phép thông công khỏi chi thể của Đấng Christ, đây là ý kiến thứ hai của Phaolô trong chương 5 của thư nầy. Một tín hữu không chịu ăn năn tội phải bị hoàn toàn truất ra khỏi chi thể của Đấng Christ.

Về Việc Có Một Động Cơ Đúng Đắn…

Động cơ để đối chất nên là khởi nguồn bởi tình yêu thương. Chúng ta đối chất với người anh em hay chị em đang ở trong tội lỗi vì chúng ta yêu thương họ quá nhiều đến nỗi không thể làm ngơ nhìn họ cứ tiếp tục làm tổn hại mối tương quan giữa họ với Đấng Christ, với bản thân họ và với những người khác. Mục đích của chúng ta khi đối chất là muốn được thấy họ phục hồi mối thông công trong Chúa, như Mathiơ 18 và Galati 6 đã dạy. Chúng ta phục hồi họ trong “tinh thần mềm mại” (Galati 6:1), và Đức Chúa Trời phục hồi họ bằng cách “đưa họ vào các lối công bình vì cớ danh Ngài” (Thi thiên 23:3).

Đối chất với người anh em hay chị em đó vì hành động của họ cho thấy họ đang sống trong tội lỗi, là điều khó khăn nhưng cần thiết. Phương cách chúng ta nên dùng để phục hồi họ cùng thông công với Đấng Christ và với anh em trong Chúa là giúp họ hiểu hành động của họ đã làm thiệt hại đến chính mình và cho người khác là thể nào. Điều nầy là đúng, nhất là khi tội lỗi dính dấp vào trong đời sống vợ chồng.

Tội lỗi trong đời sống của một tín hữu cũng ảnh hưởng đến việc họ và chúng ta đi làm chứng cho người ngoại. Nhiều người ngoại nghĩ rằng Cơ đốc nhân là những người đạo đức giả. Nếu họ thấy một Cơ đốc nhân sống trong tội lỗi, họ sẽ cho rằng tín hữu đó là người đạo đức giả và càng có lý do nữa để họ từ chối tin Chúa và nhận sự cứu rỗi. Nếu họ thấy chúng ta làm việc chung với người đó và không xử lý gì cả về tội của người đó, thì họ cho rằng chúng ta cũng đạo đức giả. Vì sự ích lợi thuộc linh của anh chị em trong thân thể của Đấng Christ và vì việc đi làm chứng của các tín hữu trong Hội thánh, điều cần thiết cho chúng ta là phải đối chất với các anh chị em đó trong sự yêu thương và khiêm nhường, đưa họ trở về phục hồi với Đấng Christ và với anh em là điều trước mắt cần phải làm.

Chương 4: SÁCH DẠY VỀ HÔN NHÂN (I Côrinhtô 7)

I Côrinhtô 7 được xem như là “chương về hôn nhân của Kinh Thánh”. Chương nầy đưa ra một số câu hỏi mà người Côrinhtô đặt ra cho Phaolô trong thư họ đã viết cho ông liên quan đến hôn nhân, sống độc thân, ly dị, tái hôn và mối quan hệ thể xác trong hôn nhân. Trong nhiều thế kỷ qua, sách nầy trở thành sách dạy về hôn nhân của các mục sư khi các tín hữu trong Hội thánh đến hỏi họ về những lãnh vực nầy trong hôn nhân.

Vấn đề chủ yếu tập trung trong chương nầy là: “Hôn nhân là gì trong cái nhìn của Đức Chúa Trời?” Tất cả mọi câu hỏi đều được đưa ra trong I Côrinhtô 7, nơi chúng ta khám phá ra kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân và hầu hết các trường hợp nan giải đều phát sinh từ mối quan hệ vợ chồng.

Một số người luận rằng phần nầy không được cảm thúc vì Phaolô đôi khi nói ra bởi năng quyền của Chúa mà cũng có lúc do ý kiến riêng của mình về một vài vấn đề nào đó. Ví dụ như, Phaolô xác nhận rằng lời dạy của ông là đến từ Chúa khi ông bảo họ: “Về những kẻ đã cưới gả rồi, thì tôi, nhưng chẳng phải tôi, bèn là Chúa, truyền rằng vợ không nên lìa bỏ chồng” (c.10). Tuy nhiên, ở chỗ khác, ông cho biết rõ lời dạy của ông không đến từ Chúa mà là do ý kiến của ông: “Đến như những kẻ khác, chẳng phải Chúa, song là chính tôi bảo họ rằng: Nếu người anh em nào có vợ ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì không nên để bỏ… Về những kẻ đồng thân, tôi chẳng có lời Chúa truyền; song nhờ ơn thương xót của Chúa, tôi được làm người đáng tin, nên tôi ban lời khuyên bảo… Nhưng theo ý tôi, nếu cứ ở vậy, thì có phước hơn. Vả tôi tưởng tôi cũng có Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (c.12,25,40). Mặc dù Phaolô đưa ra ý kiến của “con người” trong những câu nầy, nhưng chúng ta không nên cho rằng đây không phải là những lời được cảm thúc hoặc đến từ Chúa. Trong chương nầy, Phaolô đã rất thận trọng để dựa trên lời dạy của Đấng Christ. Những câu hỏi về hôn nhân nầy được trả lời trong lời dạy của Đức Chúa Giêxu và trong luật pháp của Đức Chúa Trời, Phaolô chỉ đưa ra và xác định những gì Chúa đã dạy mà thôi. Tuy nhiên, chỗ nào Chúa Giêxu hoặc luật pháp yên lặng, thì ông nói như một con người “nhờ ơn thương xót của Chúa, tôi được làm người đáng tin”. Lời cuối cùng trong chương nầy là ông có “Thánh Linh của Đức Chúa Trời” (c.25,40). Không có chỗ nào cho thấy rằng lời dạy của Phaolô về hôn nhân trong chương nầy là không được cảm thúc. Phần cuối chương, ông xác định rằng những gì ông dạy về hôn nhân đều được cảm thúc bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời.

“Về Cảnh Trạng Khốn Khổ Hiện Tại…”

Từ đầu đến cuối chương nầy, Phaolô nhấn mạnh việc dạy người Côrinhtô không nên lập gia đình hoặc tìm kiếm hoàn cảnh khác hơn điều mà họ đang sống nếu như muốn bước theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Ông dạy họ cách ấy vì điều mà ông gọi là “tai vạ hầu đến”. Hội thánh đang sống trong thời điểm bị bắt bớ, vì cớ đó, ông nghĩ rằng người độc thân cứ nên sống độc thân hơn là làm tăng thêm những nỗi lo cần phải đương đầu trong đời sống hằng ngày.

Hình như, trong thư gởi cho ông, họ hỏi ông là các con của họ nên sống độc thân hay lập gia đình trong hoàn cảnh khó khăn thế nầy. Phaolô nói rành mạch là con gái và con trai còn độc thân của họ sẽ khôn ngoan nếu cứ sống độc thân. Ông không ngăn cấm những người trẻ nầy lập gia đình, nhưng ông dứt khoát khuyến khích họ nên sống độc thân. Bởi điều đó, ông bắt đầu chương nầy bằng lời dạy: “Tôi tưởng rằng đàn ông không nên đụng đến đàn bà là hay hơn” (c.1). Nếu những thanh niên đó quyết định cứ sống độc thân thì ông muốn họ nên giữ mình trước sự cám dỗ về tình dục.

Dù Phaolô khuyên những người trẻ nên sống độc thân, nhưng ông cũng thừa nhận rằng chọn việc lập gia đình không phải là tội: “Song nếu họ chẳng thìn mình được, thì hãy cưới gả;vì thà cưới gả còn hơn để cho lửa tình un đốt”, “Nhưng nếu ngươi lấy vợ, thì chẳng phạm tội gì; và nếu người nữ đồng trinh lấy chồng, thì cũng chẳng phạm tội gì; song những người cưới
gả sẽ có sự khó khăn về xác thịt, và tôi muốn cho anh em khỏi sự đó”, “Nếu có ai tưởng chẳng nên cho con gái đồng trinh mình lỡ thì, và phải gả đi, thì người đó có thể tùy ý mà làm,không phạm tội gì; trong cơn đó, người con gái nên lấy chồng” (c.9,28,36).

Có một số người suy đoán rằng, trước đây Phaolô đã lập gia đình, vì là một thành viên của phái Pharisi, chắc hẳn ông đã phải lấy vợ. Hơn nữa, trong phần ông đề cập đến những người độc thân hay góa vợ, ông dạy họ là “ở được như tôi” (c.8). Hầu hết các học giả cho rằng ông là người góa vợ.

“Đừng Nên Tước Đoạt Của Người Khác…”

Sự quan hệ thể xác giữa người chồng và người vợ chủ yếu cho việc sinh sản nhưng cũng là sự thuận ý của hai vợ chồng. Phaolô ủng hộ ý nầy khi ông viết: “Chồng phải làm hết bổn phận đối với vợ và vợ đối với chồng cũng vậy. Vợ không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là chồng; chồng cũng vậy, không có quyền tự chủ về thân mình, bèn là vợ. Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện; rồi trở lại hiệp cùng nhau, kẻo quỷ satan thừa khi anh em không thìn mình mà cám dỗ chăng” (c.3-5).

Một vài câu trước phân đoạn nầy, Phaolô đề cập đến người độc thân khi ông nói: “Tôi tưởng rằng đàn ông không nên đụng đến đàn bà là hay hơn” (c.1), nhưng câu nầy không áp dụng cho người đã lập gia đình. Theo phân đoạn nầy, tình dục nên vì người bạn đời và vì sự vui lòng của cả đôi bên. Người chồng nên làm vợ mình được thỏa lòng, và vợ cũng vậy. Họ không có quyền tước mất sự vui thích được âu yếm của người bạn đời. Định mức trong tình dục không phải là đúng hay sai, bình thường hay bất thường. Từ dùng ở đây có ý nghĩa là sự hỗ tương. Bất cứ điều gì mà hai vợ chồng làm cho nhau thỏa lòng thì không coi là đúng hay sai. Điều quan trọng là có sự hỗ tương lẫn nhau. Phaolô dạy rằng lý do duy nhất để vợ chồng tạm ngưng quan hệ tình dục là để dành thời gian cho việc kiêng ăn cầu nguyện, và điều nầy cũng nên có sự thỏa thuận của cả hai.

Điều nầy không chỉ cho chúng ta thấy giới hạn của việc kiêng cử về sự thân mật thể xác, mà còn là sự chia sẻ trong mối quan hệ tâm linh giữa hai vợ chồng nữa. Mặc dù họ là vợ chồng và cùng dự phần trong sự hiệp nhất về thuộc thể trước mặt Chúa, họ vẫn có mối quan hệ độc lập cá nhân với Đức Chúa Trời. Mối quan hệ riêng tư cao nhất trong đời sống không phải là quan hệ vợ chồng, mà là mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Người ta muốn tự do bàn luận về mối quan hệ của họ trong hôn nhân hơn là mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời.

Phân đoạn nầy cũng dạy chúng ta rằng cách tốt nhất để ngăn chặn sự trái đạo đức về tình dục là cả hai vợ chồng đều làm cho nhau thỏa mãn về quan hệ thể xác trong cuộc sống lứa đôi. Thành phố Côrinhtô ở trong sự đồi bại quá mức, nên Phaolô mong muốn các cặp vợ chồng chống lại sự cám dỗ bằng cách thỏa mãn nhau trong nhu cầu tình dục ở gia đình họ.Chắc chắn việc thỏa mãn lẫn nhau về quan hệ thể xác là điều tốt nhất để bảo vệ chống lại sự cám dỗ về mặt tình dục.

“Đức Chúa Trời Đã Gọi Anh Em Ăn ỞTrong Sự Bình An…”

Ngoài việc sống độc thân và lập gia đình ra, phân đoạn nầy còn đề cập đến vấn đề ly dị. Đương nhiên người Côrinhtô đã hỏi Phaolô hai vợ chồng là tín hữu thì có được phép giải quyết hôn nhân của mình bằng sự ly dị không. Phaolô trả lời câu hỏi của họ trong các câu 10 và 11. Để đơn giản, Phaolô trả lời câu hỏi của họ bằng một từ: “Không!” Ông chỉ cho người Côrinhtô biết lời dạy của Chúa Giêxu về việc không thể chia cắt quan hệ vợ chồng là điều Chúa Giêxu đưa ra cho người Pharisi, đã được hỗ trợ bằng Luật Pháp Chúa (Mathiơ 19:3-9).

Tuy nhiên, trong các câu 12-16, Phaolô đưa ra một câu hỏi mà Chúa Giêxu không trực tiếp trả lời: “Có được phép ly dị giữa người tin Chúa và người chưa tin không?” Lời khuyên được thần cảm của Phaolô đưa ra trong trường hợp cá biệt nầy rất hợp lẽ: “Nếu người anh em nào có vợ ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì không nên để bỏ. Lại nếu một người đàn bà có chồng ngoại đạo bằng lòng ở đời với mình, thì vợ cũng không nên lìa chồng”, “Nếu kẻ không tin Chúa muốn phân rẽ, thì cho phân rẽ: Trong cơn đó, người anh em hay người chị em chẳng phải cầm buộc gì. Đức Chúa Trời đã gọi anh em ăn ở trong sự bình an” (c.12-13, 15-16).

Phaolô dạy người Côrinhtô rằng, người vợ hoặc chồng tin Chúa nên cứ sống với người bạn đời ngoại đạo và làm gương về ân điển cùng sự yêu thương của Đức Chúa Trời cho họ để họ có thể được cứu (cũng xem I Phierơ 3:1-6). Nếu cuộc hôn nhân bị tan rã, thì đó phải là do quyết định của người bạn đời không tin Chúa, và nếu người nầy đã nhất quyết rời bỏ,thì người chồng hoặc vợ là tín hữu nên để cho họ ra đi. Khi điều đó xảy ra, thì người anh em hay chị em “chẳng nên cầm buộc gì” (I Côrinhtô 7:15).

Lăng Kính Của Tình Yêu

Nhiều học giả không tán thành về sự chính xác trong từ “cầm buộc” Phaolô nói đến trong câu 15. Một số học giả tin rằng từ nầy có ý là tín hữu được quyền ly dị nhưng không thể tái hôn nếu như người bạn đời ngoại đạo đã ra đi, vì Kinh Thánh không cho phép tái hôn nếu người phối ngẫu đầu tiên vẫn còn sống (Rôma 7:2-3). Những người khác thì tin rằng nó có nghĩa là họ được phép ly dị cũng như tái hôn, vì câu nầy chỉ nói người bạn đời được giải thoát khỏi sự ràng buộc thôi mà không giải thích gì thêm nữa.

Mặc dù các học giả không đồng ý về sự diễn giải trong câu nầy, thì chúng ta cũng phải giải thích câu nầy trong tinh thần yêu thương.
Theo Phaolô, Đức Chúa Trời ban cho con người luật pháp vì Ngài muốn con người sống tốt hơn, chứ không muốn con người bị đặt vào sự trói buộc. “Ta phán điều nầy chỉ để giúp đỡ các ngươi, chứ không phải buộc thòng lọng vào cổ các ngươi” (I Côrinhtô 7:35 – Kinh Thánh Giêrusalem).

Sự đối lập giữa Chúa Giêxu và phái Pharisi có thể diễn đạt theo cách nầy: “Trước khi Chúa Giêxu áp dụng luật pháp Đức Chúa Trời vào đời sống con người, Ngài đưa luật pháp đó qua lăng kính yêu thương của Đức Chúa Trời. Người Pharisi nhẫn tâm “ném sách luật” vào con người. Do đó, chúng ta nên đưa lời dạy của luật pháp Đức Chúa Trời qua lăng kính yêu thương của Đức Chúa Trời trước khi áp dụng vào đời sống con người.

Ví dụ như, chúng ta có thể tự hỏi một người đã ly dị trước khi tin Chúa thì có nên được phép lập gia đình lại lần nữa hay không, vì Kinh Thánh dạy rằng không được tái hôn trừ phi người bạn đời trước kia đã chết. Nếu chúng ta dạy họ như thế, chúng ta sẽ giống như người Pharisi, là người điều khiển luật pháp – là luật để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho hạnh phúc của con người - và tuân thủ tuyệt đối khiến cho cuộc sống con người trở nên khốn khổ. Người Pharisi đã làm như vậy trong việc liên quan đến ngày Sabát qua lời quở trách Chúa Giêxu chữa lành người bệnh thay vì cứ để tình trạng kéo dài như vậy, trong khi Chúa Giêxu nhìn luật pháp của Đức Chúa Trời qua lăng kính yêu thương của Đức Chúa Trời. Kế đó, Ngài quở trách những người Pharisi: “Vì loài người mà lập ngày Sabát, chớ chẳng phải vì ngày Sabát mà dựng nên loài người” (Mác 2:27).

Vậy thì vì sao Đức Chúa Trời lập nên luật hôn nhân gia đình? Vì Đức Chúa Trời muốn người nam và người nữ mà Ngài tạo nên được hưởng niềm vui phước hạnh trong hôn nhân và làm nên một gia đình. Đức Chúa Trời cũng muốn chúng ta có trách nhiệm trong hôn nhân và gia đình mình. Nhưng chúng ta thường dùng luật hôn nhân nầy để khiến con người không hoàn thành ý định của Đức Chúa Trời khi Ngài ban cho chúng ta luật hôn nhân. Vì vậy, Phaolô nói: “Chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống” (II Côrinhtô 3:6).

Nếu bạn có một bản dịch Tân ước chia phân đoạn nầy ra làm nhiều phần nhỏ, nếu bạn học từng phần nhỏ nầy, bạn có thể xác định câu hỏi mà người Côrinhtô đã hỏi Phaolô và câu trả lời của ông cho họ trong phân đoạn đặc biệt đó. Chúng ta có thể xác định người Côrinhtô đã hỏi Phaolô về vấn đề ly dị và tái hôn của hai tín hữu; cuộc hôn nhân khác đức tin giữa một tin Chúa rồi với người bạn đời chưa tin, do đó, họ bị rơi vào tình trạng lấy người ngoại, và con cái của họ có nên lập gia đình trong thời điểm mong manh, không bảo đảm vì những cơn bắt bớ nầy không.

Rõ ràng là người Côrinhtô đã hỏi điều mà một tân tín hữu, người đã từng lập gia đình nhiều lần trước khi tin Chúa và đã có nhiều người bạn đời phức tạp từ các cuộc hôn nhân đã qua, nên làm là gì. Chúng ta có thể xác định loại câu hỏi mà người Côrinhtô đã hỏi Phaolô qua một phân đoạn trong chương nầy (17-24). Chúng ta có thể tóm tắt câu trả lời của Phaolô: chúng ta không nên truy tìm quá khứ của một tân tín hữu, để bảo họ tái hôn với người mà trước kia họ đã ly dị hoặc phải ly dị người bạn đời hiện tại của họ. Phaolô dạy ba lần trong phân đoạn nầy: “Rốt lại, ai nấy phải ăn ở theo ơn Chúa đã ban cho mình, và theo như Đức Chúa Trời đã gọi… Ai nấy khi được gọi ở đấng bậc nào thì phải cứ ở theo Đấng bậc ấy…”
(17,20,24).

Phaolô dùng từ “kêu gọi” nhiều lần trong thư nầy. Khi nói như vậy là ông muốn đề cập đến kinh nghiệm cứu rỗi của người mà ông đang nhắc đến. Khi một người nam hay nữ đã kinh nghiệm sự cứu rỗi, họ nên cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho cuộc sống lứa đôi mà trong đó, họ tìm thấy chính mình. Nếu đã lập gia đình với người ngoại, họ nên nhớ đến lời dạy của Phaolô trong 7:12-16; nếu chưa lập gia đình, họ nên cầu hỏi Chúa kêu gọi họ sống độc thân hay phải lập gia đình.

Người Độc Thân: Hầu Việc Chúa Không Xao Lãng

Cuối cùng, Phaolô liệt kê giá trị của việc sống độc thân: “Vả, tôi muốn anh em được thong thả chẳng phải lo lắng gì. Ai không cưới vợ thì chăm lo việc Chúa, tìm phương cho Chúa đẹp lòng. Song ai cưới vợ rồi thì chăm lo việc đời nầy, tìm cách cho vợ mình thỏa dạ. Người nữ có chồng và đồng trinh cũng khác nhau như vậy: Ai không chồng thì chăm lo việc Chúa, đặng cho thân thể và tinh thần đều được thánh; nhưng ai có chồng thì chăm lo các việc đời nầy, tìm cách cho đẹp lòng chồng mình. Tôi nói điều đó vì sự ích lợi cho anh em, chớ chẳng phải để gài bẫy, song để dắt anh em theo lẽ phải, hầu cho không phân tâm mà hầu việc Chúa” (32-35).

Phaolô dạy rằng cách để phục vụ Chúa mà không bị phân tâm là vẫn sống độc thân để được thuận tiện trong mọi việc. Lời bàn nầy không liên quan gì đến “tai vạ hầu đến” mà ông đã nói trong những lãnh vực khác của chương nầy mà chỉ chú ý hoàn toàn đến tấm lòng của con người đối với Chúa. Để yên tâm trong việc tận hiến, thì tốt hơn là đừng lập gia đình, mặc dù quyết định lập gia đình không làm cho người đó trở thành thấp thế hơn người sống độc thân. Người nữ đồng trinh lập gia đình sẽ có lúc gặp nhiều khó khăn vì không tận tâm được với cả chồng mình lẫn với Chúa nữa. Quyết định sống đời sống độc thân phải là việc làm giữa cá nhân người đó với Chúa, vì chỉ có Ngài có thể cung cấp nhu cầu thiết thực và cho con người tìm được sự mãn nguyện thật sự. Phaolô mô tả việc sống độc thân như là một ân tứ.

“Điều Gì Đức Chúa Trời Đã Kết Hiệp…”

Chương hôn nhân nổi bật lên một số câu hỏi khó, điều cơ bản nhất trong đó là “Hôn nhân là gì theo quan điểm của Đức Chúa Trời?” Để đơn giản, trả lời bằng Mathiơ 19:6: “Vậy loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp”.

Khi hai tín hữu được kết hiệp với nhau qua hôn lễ thánh, tức là họ trao cuộc sống của mình cho người khác vì họ tin rằng Đức Chúa Trời đã kết hiệp hai người với nhau. Họ tin chắc rằng Đức Chúa Trời kết hiệp họ với nhau trên cơ sở đem lại cho hôn lễ của họ sự vững vàng,chứ không phải chỉ là mảnh giấy cho biết hai người đã kết hôn với nhau cách hợp pháp. Khả năng và sự tương hợp có thể thay đổi vô hạn được định rõ dành cho những đôi vợ chồng trên thế gian nầy, quyết định tiến đến hôn nhân nên dựa vào sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời.

Chương 5: BA NGUYÊN TẮC VỀ VIỆC SỐNG GIỐNG NHƯ ĐẤNG CHRIST (I Côrinhtô 8-10)

Trong đời sống của Cơ Đốc Nhân, một số vấn đề được xét không phải là đúng mà cũng không phải sai, nhưng thường là liên quan đến những cảm xúc tiêu cực, tùy thuộc vào nền tảng xã hội trong một nền văn hóa riêng biệt. Trong một số nền văn hóa, các vấn đề nầy kể cả việc uống rượu hoặc để tóc theo kiểu nào đó. Trong nền văn hóa Côrinhtô, đó là việc ăn thịt đã cúng cho thần tượng. Bên ngoài Hội thánh, người dân thành Côrinhtô thờ lạy nhiều thần tượng, và cử hành những nghi thức cùng dâng tế lễ vì cớ lợi ích của chính họ, gồm việc dâng tế lễ bằng súc vật và thịt của chúng sau đó được đem bán giá rẻ ở ngoài chợ. Nhiều người mới tin Chúa chắc hẳn đã bị cuốn vào những thông lệ nầy trước khi tin Chúa. Do đó, sau khi đã tin Chúa rồi, họ tranh luận để biết rằng việc ăn thịt đã cúng là đúng hay sai, và nhiều người trong số họ cho là sai, vì ăn thịt đó cũng giống như thờ lạy thần tượng.

Những người khác trong Hội thánh, thường là những người đã được học nhiều hoặc là Cơ Đốc Nhân lâu năm, thì không thấy có gì sai trong việc nầy. Trong mắt họ, thần tượng không hơn gì vàng, bạc, gỗ, và đá, và chúng không có giá trị gì cả trong lãnh vực thuộc linh. Trạng thái tâm lý nầy có được là nhờ Phaolô đã nói: “Chúng ta biết thần tượng trong thế gian thật là hư không, chỉ có một Đức Chúa Trời, chớ không có thần nào khác”(8:4). Phaolô cho những thần tượng dù bằng vàng hoặc bạc cũng chẳng có giá trị gì vì thế ông đồng ý với những tín hữu đã trưởng thành là, ăn thịt cúng không phải là một sự phản ánh tiêu cực đến đức tin của người đó.

Phaolô nói: “Nhưng chẳng phải mọi người đều có sự hay biết đó” (c.7). Theo một khía cạnh, Phaolô nói mọi người không phải đều có sự khôn ngoan giống như bạn có. Phaolô viết ba chương nầy để nói đến điều mà một người trong Hội thánh có sự hiểu biết về sự vô ích của thần tượng phải làm, khi họ đối đầu với người anh em không có được sự hiểu biết như vậy. Phaolô chuyển đổi vấn đề từ việc ăn thịt cúng đến mối quan hệ giữa anh chị em trong Đấng Christ và cách mà những người mạnh mẽ hơn phải quan tâm đến những người yếu đức tin hơn mình. Để đối phó lại với sự chống đối đó, họ có quyền tự do ăn bất kỳ loại thịt nào mà Thánh Linh cho quyền họ được ăn, Phaolô khuyên các tín hữu cách mạnh mẽ hơn:“Nhưng hãy giữ lấy, kẻo sự tự do mình làm dịp cho kẻ yếu đuối vấp phạm… Cho nên, nếu đồ ăn xui anh em tôi vấp phạm, thì tôi sẽ chẳng hề ăn thịt, hầu cho khỏi làm dịp vấp phạm cho anh em tôi” (c.9,13).

Phaolô biết rằng giải pháp nầy sẽ tạo nên mối quan tâm giữa những tín hữu mạnh mẽ hơn. Ông chuyên hướng về quyền tự do thuộc linh, nên ông ghét bất kỳ hình thức tuân thủ luật pháp tuyệt đối nào. Ông không thích người ta thay đổi lời dạy của ông thành ra sách hướng dẫn các quy tắc phải làm và không được làm trong đời sống các Cơ Đốc Nhân. Ông biết nhiều tín hữu mạnh mẽ sẽ dùng giải pháp của ông như một số hình thức tuân thủ luật pháp tuyệt đối. Họ sẽ đáp ứng giải pháp của ông bằng cách nói: “Tại sao quyền tự do thuộc linh của tôi lại phải bị giới hạn bởi những anh em yếu đuối hơn?” Phaolô viết ba chương nầy để dạy những người Côrinhtô (và tôi với bạn nữa), tại sao việc nầy là quan trọng đối với chúng ta là những người quan tâm đến nhu cầu của những anh chị em yếu đuối, khi chúng ta quyết định sử dụng quyền tự do làm điều mà chúng ta có thể gọi là “những vấn đề kinh nghiệm” của đời sống giống như Đấng Christ.

Tóm Tắt Ba Nguyên Tắc Tự Do Như Đấng Christ

Chúng ta tìm thấy lời dạy của Phaolô được tóm tắt trong phần nầy qua những lời cuối cùng: “Vậy anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm. Đừng làm gương xấu cho người Giuđa, người Gờréc, hay là Hội thánh của Đức Chúa Trời. Hãy như tôi gắng sức đẹp lòng mọi người trong mọi việc, chẳng tìm ích lợi riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người, để họ được cứu”(10:31-33). Từ những câu nầy, chúng ta tìm thấy được ba nguyên tắc. Trước nhất, chúng ta nhận biết rằng sự quan tâm ưu tiên của chúng ta phải là vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Thứ hai, những việc làm của chúng ta phải dựa trên căn bản là đem lại kết quả để cứu nhiều người. Và thứ ba, lợi ích của người khác quan trọng hơn lợi ích của chính mình. Vấn đề không phải là điều nầy đúng hay sai, hoặc chúng ta phải làm hay không nên làm một điều nào đó, mà vấn đề là điều gì làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời, đưa người khác đến sự cứu rỗi, và là ích lợi cho họ. Khi bạn suy nghĩ về ba nguyên tắc nầy, bạn nhận ra rằng họ diễn đạt một khái niệm Phaolô sẽ giải thích rõ ràng sau cho chúng ta trong thư bằng cách nầy: Y-Ê-U-T-H-Ư-Ơ-NG, tình yêu Agape của Đức Chúa Trời.

Thế gian thì không ủng hộ trạng thái tâm lý như thế. Gía trị của nền văn hóa thế gian nầy thì diễn đạt trong lời tuyên bố minh định giá trị quen thuộc: “Luật pháp đầu tiên của nền văn minh là tự bảo vệ”. Con người ở thế gian nầy dựa vào hành động của họ cho dù điều đó sẽ có ảnh hưởng trên họ cách tích cực hay tiêu cực. Họ hỏi: “Tôi sẽ rút ra được điều gì từ việc nầy?” Nhưng triết lý sống của Đấng Christ, được Phaolô dạy ở đây, là sự ban cho ban cho về phần Đức Chúa Trời, là Ngài giành được sự vinh hiển, và về phần người khác thì họ được cứu và được soi sáng.

Sự cứu rỗi khiến chúng ta thành những nô lệ đã kết ước của Đấng Christ. Chúng ta không còn tự do để làm điều chúng ta muốn. Chúng ta bị buộc phải làm, như Đấng Christ muốn chúng ta làm, vì quan tâm đến sự cứu rỗi và dẫn đưa người khác đến với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Áp Dụng Ba Nguyên Tắc Sống Giống Như Đấng Christ

Trong chương 9, Phaolô giải thích cách ông áp dụng ba nguyên tắc nầy vào trong đời sống của ông. Để bắt đầu, ông bênh vực quyền tự do của mình: “Tôi chẳng được tự do sao?... Chúng tôi há không có phép ăn uống sao? Há không có phép dắt một người chị em làm vợ đi khắp nơi với chúng tôi như các sứ đồ khác cùng các anh em Chúa và Sêpha đã làm, hay sao?... Nếu chúng tôi đã gieo của thiêng liêng cho anh em, mà muốn thâu lại của vật chất của anh em, thì nào có phải một việc quá lẽ đâu? Người khác còn có quyền ấy trên anh em,huống chi là chúng tôi?” (c.1,4-5,11-12). Ở đây, Phaolô giải thích quyền của ông được ăn uống, được lấy vợ và nhận của cải vật chất từ chức vụ của ông, những việc ông đã phục vụ người khác.

Mọi Việc Cho Mọi Người

Vì sứ đồ ở dưới luật pháp tự do, nên Phaolô được tự do làm bất kỳ việc gì miễn là không mâu thuẫn với lời dạy của Đấng Christ, nhưng ông đã không làm như vậy. Thay vì thế, ông dạy người Côrinhtô: “Dầu vậy, chúng tôi chẳng từng dùng quyền ấy; nhưng chúng tôi chịu mọi sự, hầu cho khỏi làm ngăn trở Tin lành của Đấng Christ chút nào… Phần tôi thì chẳng từng dùng quyền ấy chút nào” (c.12,15). Mặc dù ông được tự do để làm vì lợi ích chính mình, nhưng ông đã không chọn cách đó vì sợ rằng nó sẽ che khuất đi Tin lành mà ông rao giảng. Làm như vậy, ông đã không ích kỷ đặt những mong ước cá nhân lên trên vinh hiển của Chúa và sự cứu rỗi người khác.

Đỉnh điểm trong sứ điệp của Phaolô nằm trong phân đoạn theo sau: “Vả, tôi đối với ai vẫn cũng là được tự do, mà tôi đành phục mọi người, hầu cho tôi được nhiều người hơn. Với người Giuđa, tôi ở như một người Giuđa, hầu được những người Giuđa; với những người dưới quyền luật pháp, (dầu chính tôi chẳng ở dưới quyền luật pháp), tôi cũng ở như kẻ dưới quyền luật pháp; với những người không luật pháp, (dầu đối với Đức Chúa Trời tôi không phải là không luật pháp, vì tôi ở dưới luật pháp của Đấng Christ), song tôi cũng ở như người không luật pháp, hầu được những người không luật pháp. Tôi ở yếu đuối với những người yếu đuối, hầu được những người yếu đuối; tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cứu chuộc một vài người không cứ cách nào. Mọi điều tôi làm, thì làm vì cớ Tin lành, hầu cho tôi cũng có phần trong đó” (19-23).

Mặc dù Phaolô là người tự do, nghĩa là ông được sanh ra tự do và không làm nô lệ cho bất kỳ người nào, nhưng ông đã cân nhắc chọn lựa cách trở nên nô lệ cho mọi người vì lợi ích của Tin lành. Ông quyết tâm phục vụ họ bằng mọi cách có thể, để giành được cơ hội đem Tin lành cứu rỗi đến cho họ. Nếu người đó là Dothái, ông sẽ điều chỉnh hành động của ông để làm cho Tin lành được rõ ràng và thu hút đối với người Dothái. Nếu gặp người ít học, Phaolô sẽ nói Tin lành với người đó cách đơn sơ, dễ hiểu.

Mặc dù có nhiều giới hạn không cần thiết, nhưng nếu là một người không có luật pháp, ông sẽ làm mọi điều có thể làm được để Tin lành được sáng tỏ và lôi cuốn họ. Mặc dù Phaolô sẽ không thỏa hiệp với những người chối bỏ điều ông tin, ông cũng vẫn muốn dùng quyền tự do trong Đấng Christ để làm cho mọi người có thể hiểu được Tin lành trong mọi chặng đường đời khác nhau của họ.

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Phaolô là thực hiện quyền tự do trong Đấng Christ và đẩy lùi mọi hình thức tuân theo luật pháp cách cứng ngắt, tuy nhiên, ông cũng quan tâm nhiều đến những anh em yếu đuối hơn và sự hiệp một thân thể của Đấng Christ. Để phù hợp với sự quan tâm đó, ông tránh những thông lệ có thể là nguyên nhân gây cho anh em yếu đuối bị vấp phạm.

Để áp dụng, dù trong Đấng Christ chúng ta được tự do để làm mọi điều, nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình ảnh hưởng trên người khác, đặc biệt là những người cùng là thành viên trong thân thể Đấng Christ. Do đó, nếu chúng ta làm điều gì không xâm phạm đến sự thiêng liêng của Đức Chúa Trời hoặc mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ, nhưng lại gây cho anh chị em nào đó bị vấp phạm, thì chúng ta không nên làm điều đó khi có mặt họ. Nguyên tắc Phaolô đang dạy là không áp dụng bằng cách loại trừ những anh chị em yếu đuối ra hoặc bảo họ tìm cách khác. Việc áp dụng nguyên tắc nầy được tìm thấy qua sự quan tâm và yêu thương của chúng ta đến các anh chị em trong Đấng Christ và trong sự hiệp một của thân thể Ngài.

Hiểu Biết Vai Trò Của Người Nữ Trong Hội Thánh

Trong I Côrinhtô chương 11, Phaolô bàn đến vai trò của người nữ và Tiệc Thánh. Ông dạy người nữ nên trùm đầu và để tóc dài. Phaolô viết: “Nếu đàn bà để tóc dài thì là lịch sự cho mình” (c.15). Trong nền văn hóa Côrinhtô, phụ nữ tóc ngắn hoặc cạo đầu thì bị cho là gái điếm và là người đàn bà có hành tung đáng ngờ. Do đó, để dành riêng cho người nữ Cơ đốc nhân, Phaolô dạy họ nên trùm đầu và để tóc dài.

Đây là lời dạy dựa trên nền văn hóa, tuy nhiên, nguyên tắc của nó được lấy ra từ những văn hóa vẫn còn áp dụng mà thôi. Nếu như trong nền văn hóa đó chúng ta nhận dạng tiếp người nào đó qua cách ăn mặc hoặc mái tóc, thì chúng ta nên tránh ăn mặc hoặc để tóc theo những kiểu nầy. Chúng ta không nên tạo sự chú ý giữa anh em khi chúng ta xuất hiện, và chúng ta không nên để cho người ngoài đánh đồng nữ Cơ đốc nhân với gái điếm. Nếu văn hóa không liên đới đến việc để tóc ngắn với gái điếm, thì cũng không thể nói rằng người nữ Cơ đốc nhân để tóc ngắn là sai.

Khi tôi nhìn tổng quát thư nầy, lời dạy của Phaolô về người nữ nên trùm đầu khi cầu nguyện hoặc nói tiên tri, không có nghĩa là người nữ nên đội mũ khi đến Hội thánh. Điều nầy liên quan đến phong tục, vẫn còn thực tiễn với văn hóa Trung đông, là người phụ nữ nên che mạng chỗ đông người. Lời dạy quan trọng nầy của Phaolô bày tỏ rằng, dù chúng ta được dạy qua thư của Phaolô viết cho người Rôma, dù chúng ta không nên rập khuôn theo đời nầy (Rôma 12:2), thì cũng không nên hoàn toàn dửng dưng với văn hóa với nơi chúng ta đang sống. Khi các nữ giáo sĩ sống trong nền văn hóa Trung đông ngày nay, họ được huấn luyện để không dửng dưng với một số yếu tố đã được nói đến trong nền văn hóa đó.

Sự kiện Phaolô thừa nhận người phụ nữ được phép cầu nguyện và nói tiên tri khi Hội thánh nhóm họp, cho thấy vai trò người nữ trong việc phục vụ ở Hội thánh gồm có giảng dạy và cầu nguyện. Bài học sâu sắc về vai trò người phụ nữ trong Hội thánh có thể đưa chúng ta đến kết luận nầy: Người nữ có thể làm bất cứ việc gì trong Hội thánh miễn là mọi điều cô ấy làm đều ở dưới quyền của các trưởng lão của Hội thánh đó. Dựa vào đây, mọi người trong Hội thánh ở dưới quyền của các trưởng lão, và các trưởng lão ở dưới quyền của Đấng Christ phục sinh, hằng sống và Lời của Đức Chúa Trời.

Thái Độ Xứng Đáng Để Dự Tiệc Thánh

Khi Phaolô đưa ra những lời được thần cảm để sửa sai những hành động không tốt của người Côrinhtô mà ông nhìn thấy trong khi dự Tiệc Thánh, ông dạy các tín hữu Côrinhtô nên quan tâm đến nhau và dọn lòng mình trước khi dự tiệc nầy. Ông đã nghe họ dự lễ Tiệc Thánh cách không xứng đáng về hai việc: Không nghĩ đến anh chị em trong Đấng Christ và không dự Tiệc Thánh với thái độ xứng đáng “Bởi vì lúc ngồi ăn, ai cũng nôn nả mà ăn bữa riêng mình, đến nỗi người nọ chịu đói, còn kẻ kia thì quá độ” (c.21).

Đó là một thực trạng trong thế hệ Hội thánh đầu tiên để chia sẻ điều họ gọi là “bữa ăn thân ái”, trước lúc vào dự Tiệc Thánh. Qua những điều Phaolô viết ở đây, có vẻ như là họ đã không đặt thức ăn mình mang đến vào bàn tiệc chung. Hình như mỗi người sẽ ăn các món mà mình đem theo. Một số người giàu đem nhiều thức ăn, còn những người nghèo (có thể là những nô lệ) thì không có gì để đem đến cả. Những người sung túc thì ăn trước những người không có gì. Một tín hữu ăn nhiều thức ăn xa xỉ trước những tín hữu bị đói và không có gì để ăn. Một số tín hữu bị Phaolô làm cho “cụt hứng” trong bữa ăn tối ở Hội thánh khi ông hỏi: “Anh em há chẳng có nhà để ăn uống sao?” (c.22). Họ dự bữa tiệc thân ái mà chẳng hề quan tâm gì đến anh em cùng đức tin với mình. Chúng ta cũng thấy rằng một số người trong các tín hữu dự Tiệc Thánh với sự thỏa mãn cơn thèm rượu. Thật ra họ được dùng rượu để làm cho mình say sưa. Chúng ta bị sốc khi đọc đến những sự lạm dụng nầy vì chúng ta so sánh văn hóa của Hội thánh chúng ta với văn hóa của “Hội thánh đầu tiên Côrinhtô”. Chúng ta phải nhớ rằng những người nầy chính là những thành viên đầu tiên của Hội thánh đầu tiên trong nền đạo đức suy đồi của thành phố Côrinhtô. Những người trong chúng ta là bậc cha mẹ về mặt thuộc thể và thuộc linh đều biết rằng con trẻ thì hay quậy phá, nên Phaolô gán cho những người Côrinhtô như là con trẻ (I Côrinhtô 3:1).

Những sự lạm dụng nầy được hiểu như là điều gớm ghiếc đối với Phaolô. Ý nghĩa cốt lõi của Tiệc Thánh là để nhớ đến sự chết và phục sinh của Đấng Christ và hai sự kiện nầy của Tin lành sẽ có ý nghĩa lớn đối với các tín hữu là những người đã gặp Chúa và gặp nhau tại bàn tiệc đó. Phaolô quở trách Hội thánh Côrinhtô khi ông viết: “Bởi đó ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa. Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy” (c.27-28).

Trong một số bản dịch, phân đoạn nầy cảnh báo người Côrinhtô không nên dự Tiệc thánh cách không xứng đáng. Đây là một bản dịch không hợp lẽ vì nó làm cho tín hữu cảm thấy họ phải thật xứng đáng khi dự Tiệc Thánh. Khi phạm tội, họ cố ý vắng mặt không dự tiệc thánh ngay chính lúc mà họ cần phải dự tịêc thánh hơn hết. Những bản dịch có hiệu chỉnh giải thích lời dạy Phaolô cách chính xác. Ông dạy người Côrinhtô (và tôi với bạn), là chúng ta cần dự Tiệc Thánh với một thái độ xứng đáng. Bàn tiệc nầy nói về sự không xứng đáng của chúng ta và sự rất cao trọng của Ngài là Đấng cứu rỗi và chịu khổ thay cho chúng ta.

Tóm lại, Phaolô dạy họ làm lễ Tiệc Thánh là dịp để suy xét tấm lòng trước Chúa, chứ không phải là dịp để nhồi nhét những thức ăn ngon lành của riêng mình, trong khi những anh em cùng đức tin với họ thì đang đói, rồi say sưa bằng rượu của bàn Tiệc Thánh.

Phaolô cũng cho biết đó là dịp họ chia sẻ với nhau, khi ông bảo họ: “Hỡi anh em, vậy thì lúc anh em hội lại để ăn chung với nhau, hãy chờ đợi nhau” (c.33). Sự hiệp một của các tín hữu cũng là một lãnh vực quan trọng trong mối thông công. Chờ đợi những anh em chậm trễ hơn để cả thân thể có thể cùng tương thông với nhau là biểu tượng của sự hiệp một trước Đấng Christ hằng sống, Đấng đã chết và sống lại mà từng cá nhân hoặc tập thể chúng ta đang ca tụng (dự lễ kỷ niệm) và áp dụng (chuyên chú vào).

Bạn đã dự tiệc thánh như thế nào? Bạn có dành thì giờ để xét mình trước khi ăn bánh và uống chén tượng trưng cho thân Ngài bị vỡ ra và huyết Ngài đã đổ ra vì lợi ích của bạn không? Bạn có nhận biết tầm quan trọng của thân và huyết Đấng Christ khi bạn tương giao theo chiều dọc và chiều ngang với Đấng Christ và với những anh em cùng đức tin với mình?Suy gẫm về phân đoạn quan trọng nầy và dành thì giờ để có một từng trải thiêng liêng và trong sạch khi dự Tiệc Thánh, ứng dụng cách cá nhân và tập thể thực chất ý nghĩa của lễ Tiệc Thánh, trong sự tôn kính và tưởng nhớ sự hy sinh và sự sống lại của Ngài.

PHẦN GÂY DỰNG TRONG THƯ

Chương 6:CHỨC NĂNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH


Phaolô bắt đầu phần dạy dỗ trong thư I Côrinhtô của ông qua lời tuyên bố: “Hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết về các sự ban cho thiêng liêng” (12:1). Các tín hữu Côrinhtô là những người thánh và thuộc linh. Họ được dự phần đi theo Đấng Christ, nhưng họ cũng là những người xác thịt. Họ được thánh hóa và được gọi là thánh đồ, nhưng đời sống của họ không làm chứng nhân cho Đấng Christ vì họ là những thánh đồ không hiểu biết. Điều nặng lòng trong lời dạy quan trọng nhất của thế hệ đầu tiên của Hội thánh sau ngày lễ Ngũ Tuần là: “Tôi không muốn anh em chẳng biết”.

Theo trình độ của thế gian nầy, người Côrinhtô là người thông minh. Họ quý trọng tri thức cao, và chắc hẳn nhiều người trong số họ có sự thông sáng của thế gian. Là tín hữu, họ cũng có sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và của Đức Thánh Linh, nhưng họ lại không biết về chức năng của Đức Thánh Linh. Phaolô hết lòng ước ao xua tan sự không biết của họ trong phần thứ hai của thư nầy. Ông bắt đầu bằng lời dạy về cách Đức Thánh Linh muốn bày tỏ chức năng trong Hội thánh.

Quan Điểm Sai Về Đức Thánh Linh

Hội thánh Côrinhtô như điều chúng ta gọi ngày nay là: “Hội thánh quyền năng”. Từ lúc Phaolô bắt đầu một phần thư nầy trong đó ông sẽ nói nhiều về Đức Thánh Linh, ông bắt đầu bằng những quan điểm mà con người hiểu sai về vai trò và chức năng của Đức Thánh Linh. Ông dạy họ rằng không hiểu biết về chức năng của Đức Thánh Linh là sai. Ông cũng nói tôn sùng sự thể hiện rõ rệt của Đức Thánh Linh là sai và cố gắng khởi đầu chức năng nào đó của Đức Thánh Linh cũng là sai.

Đức Thánh Linh Ban Cho Ân Tứ

Phaolô bắt đầu bằng lời dạy Đức Thánh Linh ban cho tín hữu các ân tứ thuộc linh: “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh… Vả, người nầy nhờ Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức… Mọi điều đó là công việc của đồng một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” (c. 4,8-11).

Khi Đức Thánh Linh ngự trong đời sống các Cơ đốc nhân, Ngài đem theo nhiều ân tứ khác nhau. Ngài thiết lập ân tứ gồm nhiều loại cho các tín hữu khác nhau để họ có thể dùng chúng trong chức vụ hiệp nhất. Mặc dù những ân tứ nầy gồm nhiều loại đến nỗi không thể ngờ, và chúng mang tính chất đa dạng để các tín hữu có những chức vụ khác nhau, nhưng đều được ban cho bởi một Đấng, đó là Đức Thánh Linh. Những ân tứ nầy của Đức Thánh Linh nhận lấy hoặc thể hiện ra là vì Đấng Christ phục sinh. Các tín hữu có ân tứ phục vụ cho
các tín hữu khác trong Hội thánh. Khi điều đó xảy ra, toàn thể Hội thánh được soi sáng hoặc trọn vẹn trong công việc của chức vụ mình. Điều đó giúp họ đến gần và chúc phước cho các tín hữu, đạt tới sự vâng phục Đấng Chí cao.

Giải Thích Sự Đa Dạng Của Ân Tứ Thuộc Linh

Trong chương nầy, chúng ta học hai điều đối ngược nhưng lại là những nguyên tắc bổ sung cho nhau. Trước hết, chúng ta học về sự đa dạng của các tín hữu có ân tứ vì họ có những nhóm ân tứ thuộc linh khác nhau. Nếu cả hai người trong chúng ta giống hệt nhau, thì một người trong đó trở nên thừa. Tất cả các thánh đồ có ân tứ trong một Hội thánh địa phương là điều cần thiết. Mọi thành viên không phải đều có ân tứ giống nhau – Một số là giáo sư, một số khác được ơn nói tiên tri, một số khác nữa là được ân tứ thông biết; một số có ơn tứ lo việc hành chánh và số khác có ân tứ chữa lành.

Một Hội thánh đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ có những người có trình độ sâu rộng, được ban phước bằng những ân tứ thuộc linh khác nhau, những ân tứ nầy nằm trong quyền kiểm soát của Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh không phải là điều hay thay đổi. Đức Thánh Linh là một Thân vị. Chúng ta hoặc có thân vị của Đức Thánh Linh hoặc là không.Theo nghĩa đen, khái niệm được đầy dẫy Đức Thánh Linh là được Đức Thánh Linh kiểm soát.

Chức Năng Của Đức Thánh Linh Giống Như Một Thân

Thứ hai, chúng ta học về sự hiệp một, hoặc hiệp nhất của các thánh đồ trong một Hội thánh địa phương. Điều nầy có nghĩa là tất cả mọi thành viên đều hiệp nhất trong một Thân vị, và Thân vị đó là Đấng Christ. Điều nầy cũng có nghĩa là, mặc dù họ là những người khác nhau với những ân tứ khác nhau, nhưng họ thực hiện chức năng vì mục đích chung của từng người.

Hai nguyên tắc trái ngược nầy thực hiện chức năng như thế nào trong một nhóm người? Phaolô đem hai nguyên tắc trái ngược và mâu thuẫn nầy đến với nhau bằng sự mạc khải được thần cảm mà Hội thánh thực hiện chức năng giống như một thân thể con người: “Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy” (c.12). Thân thể của chúng ta được tạo nên gồm có tay, chân, lỗ tai, phổi và những phần khácnhững phần khác nhau  nhưng mỗi phần thực hiện chức năng theo một sự sắp xếp tốt đẹp cùng với các phần khác của thân thể. Các phần thực hiện những chức năng riêng của chúng trong khi vẫn hoạt động vì lợi ích của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, trong thân thể của Đấng Christ, mỗi thành viên có những ân tứ khác nhau nhưng hiệp nhất với những phần khác trong thân qua Đấng Christ, Đấng làm Đầu (Côlôse 1:18).

Ân Tứ Thuộc Linh Không Đồng Dạng

Thật đáng tiếc, không phải Hội thánh nào cũng hiểu rõ giá trị của sự đa dạng của các ân tứ Thánh Linh. Họ cho rằng tất cả mọi thành viên của họ bày tỏ các ân tứ giống nhau, hoặc có ân tứ chữa lành, nói tiên tri, nói tiếng lạ hay bất kỳ ân tứ nào khác. Điều họ nhấn mạnh là có một số ân tứ cộng với sự biểu hiện của Đức Thánh Linh thì có giá trị nổi bật hơn những ân tứ khác, do đó tín hữu cần phải có những ân tứ đó. Theo tôi, đó không phải là điều Phaolô dạy trong những chương gây dựng nầy.

Phaolô đã viết: “Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh” (c.4). Phaolô dạy rằng những kiểu Hội thánh như vậy không có chức năng hợp lý, ông dùng hình ảnh minh họa về thân thể một lần nữa để giải thích quan điểm của mình: “Ví bằng cả thân thể đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là tai, thì sự ngửi ở đâu?... Mắt không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy” (c. 17,21). Đó là sự không hiệp một. Đó là cùng một kiểu như nhau. Sứ đồ Phaolô không dạy chúng ta các Hội thánh phải được Đấng Christ dự định thực hiện một chức năng như nhau.

Mỗi Hội Thánh Có Một Chức Năng

Chương nầy minh họa vấn đề và chức năng của Hội thánh. Chúng ta học biết Hội thánh được nhóm hiệp với nhau qua sự hiệp một, vì Phaolô giải thích rằng chúng ta là một thân,điều khiển bởi Đấng Làm Đầu, là Đấng Christ. Chúng ta cũng học biết rằng các thành viên trong Hội thánh có sự đa dạng qua các ân tứ khác nhau mà Đức Thánh Linh đã ban cho họ.

Chúng ta phải sống trong sự hiệp một mà không mất đi tính đa dạng của chúng ta. Ông không có ý muốn nói sự đa dạng về thần học hay giáo lý. Phaolô cho biết có một ý thức trong đó đánh dấu sự đa dạng của các tín hữu khác nhau của Hội thánh địa phương mà không làm tổn thương sự hiệp một siêu nhiên của Hội thánh mình.

Hội thánh cũng thực hiện chức năng bằng đa số, điều đó có nghĩa là Đức Thánh Linh sử dụng tất cả các thành viên trong Hội thánh để hoàn thành công việc của Đấng Christ và công bố Lời Đấng Christ cho thế gian nầy. Công việc của Ngài không hoàn tất qua một hay hai vị mục sư, nhưng bởi mọi thành viên qua việc sử dụng các ân tứ thiêng liêng của họ.

Các tín hữu trong Hội thánh cũng bày tỏ sự cảm thông với những anh em khác, như lời Phaolô nói: “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng” (c.26). Và, cuối cùng, các chi thể trong thân thực hiện chức năng ngang nhau. Mặc dù những ân tứ của chúng ta có khác nhau, thì chúng và những tín hữu đã thực hiện chúng, đều có giá trị bằng nhau trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Vì lý do đó, mà vị lãnh đạo lớn của Hội thánh thời Tân Ước, Giacơ, gán cho vấn đề định hình của cộng đồng là tội lỗi (Giacơ 2:9). Mặc dù một số các tín hữu có ân tứ và các kiểu ân tứ/chức vụ của họ không nổi bật lắm, thì họ cũng có giá trị ngang nhau trong Hội thánh qua Đấng Christ. Đức Chúa Trời tạo nên thân thể theo như vầy: “Hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau” (c.25).

Những Ân Tứ Được Dành Để Soi Sáng

I Côrinhtô 14 bày tỏ điều xảy ra khi một Hội thánh đề cao một ân tứ nào đó hơn ân tứ khác, đặc biệt là ân tứ nói tiếng lạ. Trong vòng Hội thánh Côrinhtô, những người nói tiếng lạ xem mình là cao trọng hơn những người không nói được như vậy. Họ đề cao việc nói tiếng lạ như là sự đáng tin của một Cơ đốc nhân từng trải, hơn là vai trò thật sự của một trong nhiều ân tứ thuộc linh mà Đức Thánh Linh có thể ban cho một Cơ đốc nhân để phục vụ. Một câu hỏi hợp lý đối với ân tứ nầy hoặc sự bày tỏ của Đức Thánh Linh là: Việc nói tiếng lạ là kinh nghiệm phổ biến của Cơ đốc giáo hay chỉ là kinh nghiệm cá biệt của một số Cơ đốc nhân nào đó thôi?

Ba Nan Đề Của Các Hội Thánh Có Ân Tứ

Khi các ân tứ Đức Thánh Linh được thể hiện trong Hội thánh, chúng tạo ra những nan đề. Nhiều vị mục sư thà là có nan đề xảy đến từ các ân tứ hơn là có một trật tự hoàn hảo mà không có sự sống thuộc linh từ những ân tứ nầy mang đến cho Hội thánh. (Một cái xác thì nằm yên một chỗ, nhưng thi thể đó đã chết rồi). Những nan đề nầy bắt đầu bằng những nan đề của sự phân biệt. Những người nầy có điều mà họ tin là có khả năng cao hơn người khác hoặc là ân tứ tổng hợp, sự phân biệt chống lại những người không có ân tứ và loại chức vu ïnhư họ. Sự phân biệt nầy dẫn đến việc coi khinh phần việc của người khác, là những người không có được loại ân tứ/chức vụ đặc biệt nầy. Vì các Cơ đốc nhân có khuynh hướng thuộc linh không vững chắc, nên những tín hữu bị gièm pha nầy sẽ bắt đầu nghi ngờ giá trị thuộc linh của họ. Những người bị đánh giá thấp nầy thường sẽ rời bỏ Hội thánh, và nan đề thứ ba, đó là sự phân rẽ trong vòng Hội thánh, sẽ lộ diện.

Cuối cùng là, sự phân rẽ nầy có thể lớn lên để chỉ ra rằng những thành viên sẽ làm gãy đổ người khác và lập ra những nhóm khác nhau để cho họ những điều họ muốn tìm. Có hàng ngàn sắc thái và mức độ trong cách trình bày của Tin lành về thân thể Đấng Christ. Nếu thân thể của bạn bị chia thành hai ngàn mảnh, thì có thể thực hiệc chức năng thật tốt không? Ba nan đề phân biệt, coi khinh và chia rẽ có thể làm hủy hoại hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho thân của Đấng Christ trên khắp thế giới nầy.

Các nan đề cứ gia tăng đến mức nầy rồi, nên Phaolô phải đối chất với người Côrinhtô. Ông dạy những người đề cao ân tứ tiếng lạ trên các ân tứ khác là ân tứ nầy không phải cao hơn hoặc đặc biệt hơn. Trong tất cả các ân tứ được liệt kê trong I Côrinhtô 12, ân tứ nói tiếng lạ nên là ân tứ cuối cùng được sử dụng như một ân tứ tiêu chuẩn, vì mọi ân tứ của Đức Thánh Linh ban cho là để gây dựng các chi thể khác trong Hội thánh. Aân tứ nói tiếng lạ là một ân tứ mà khi sử dụng thì không cần thông giải, vì không liên quan gì đến việc gây dựng
người khác trong Đấng Christ: “Kẻ nói tiếng lạ, tự gây dựng lấy mình, song kẻ nói tiên tri, gây dựng cho Hội thánh” (14:4).

Phaolô cho thấy sự khác nhau giữa ân tứ tiếng lạ với ân tứ nói tiên tri để bày tỏ rằng người đề cao ân tứ nói tiếng lạ là chưa thật sự hiểu biết ân tứ thuộc linh. Họ không hiểu rằng những ân tứ thuộc linh nên được dùng để gây dựng các chi thể trong thân của Đấng Christ. Họ hầu như có khả năng tuôn ra “ngôn ngữ cầu nguyện đặc biệt”, họ dự phần cùng Đức Thánh Linh, mà những người khác trong Hội thánh không có được. Mặc dù ngôn ngữ đó là trong sáng và được ban cho bởi Đức Thánh Linh, nhưng cuối cùng nó nên được dùng để gây
dựng thân thể Đấng Christ qua việc dùng thành viên khác trong Hội thánh có ân tứ thông giải (I Côrinhtô 14:27-28).

Phaolô khuyến khích người Côrinhtô dùng những ân tứ khác nhau vì cớ lợi ích của toàn thân thể: “Lại, trong các chi thể, khi có một cái nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng” (c.26). Nói cách khác, những ân tứ thuộc linh của chúng ta được dùng cho việc gây dựng thân thể Đấng Christ. Chúng được ban cho để đẩy mạnh sự hiệp một và làm vững mạnh chức vụ, ân tứ đa dạng của chúng ta.

Cách Áp Dụng

Ân tứ và chức vụ của bạn thuộc dạng nào? Bạn có khám phá ra cách Đức Thánh Linh đã phú cho, trang bị, và khích lệ bạn sử dụng những ân tứ Ngài ban cho bạn không? Bạn có thể phục sự Hội thánh tốt hơn với những tài năng của mình như thế nào? Những ân tứ của bạn hoặc là để dạy dỗ, để nhận thức, để ban sự khôn ngoan, để truyền giáo, cai quản, giúp đỡ, thương xót, chữa lành hoặc là những ân tứ khác mà Phaolô đã kể ra, Đức Thánh Linh đã chuẩn bị cho bạn với những khả năng bạn cần để làm vinh hiển danh Chúa và gây dựng Hội thánh Ngài. Nghiên cứu danh sách hơn hai mươi ân tứ có trong Kinh Thánh và cầu nguyện suy xét xem những ân tứ thuộc linh nào vẫn còn chất chứa mà Đức Thánh Linh và những thành viên khác trong Hội thánh đã giúp bạn khám phá ra những ân tứ thuộc linh của bạn. Theo Phaolô, nếu không làm như vậy thì bạn giống như là một người không có ân tứ nào trong Hội thánh Ngài. Hãy bắt đầu sử dụng ân tứ của bạn ngay hôm nay, và nhìn xem Chúa thêm bội phần hơn trên mọi nỗ lực của bạn vì sự vinh hiển Ngài.

Chương 7: SỰ YÊU THƯƠNG LÀ GÌ? (ICôrinhtô 13)

Phaolô bàn đến nhiều vấn đề trong thư I Côrinhtô và đưa ra giải pháp đặc biệt cho từng vấn đề nầy. Tuy nhiên có một giải pháp mà ông đưa ra có thể áp dụng cho tất cả các nan đề mà Hội thánh Côrinhtô đã đối đầu và mỗi nan đề thuộc linh chúng ta có thể đã từng gặp trong Hội thánh của chúng ta. Giải pháp đó là sự yêu thương.

Điều Quan Trọng Nhất Trong Thế Gian

Chương yêu thương quan trọng nhất thật sự bắt đầu bằng những câu cuối của chương 12: “Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết. Bây giờ tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường
tốt lành hơn” (12:31). Trong chương 12, Phaolô đang bàn đến chức năng của Đức Thánh Linh, Đấng ban ân tứ thuộc linh cho các tín hữu. Trong chương 13, Phaolô cho biết sự yêu thương là điều quan trọng nhất trên thế gian nầy: “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra
gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi” (13:1-3).

Phaolô bắt đầu chương tình yêu quan trọng nầy bằng sự so sánh giá trị của tình yêu thương đối với những điều mà người Côrinhtô cho là cao trọng. Vì họ đánh giá tài hùng biện của con người và xem ân tứ nói tiếng lạ mới là một ân tứ đúng nghĩa, nên ông nói rằng nếu tôi nói được các thứ tiếng loài người (tài hùng biện) và thiên sứ (nói tiếng lạ), mà không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như tiếng kêu vang mà thôi.

Người Hy lạp trí thức nầy đề cao sự học thức và hiểu biết, vì vậy Phaolô nói rằng tình yêu thương là quan trọng hơn mọi sự hiểu biết. Là Hội thánh đầy triển vọng của ông, người Côrinhtô đề cao việc nói tiên tri và sự hiểu biết trước các sự mầu nhiệm. Do đó Phaolô công bố rằng, nếu tôi có ân tứ nói tiên tri cùng hiểu biết các sự mầu nhiệm trên thế gian nầy nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì.

Ông cũng nói rằng nếu tôi cho người nghèo tất cả tiền bạc tôi có và để thân mình chịu đốt như một người tử vì đạo nhưng không có tình yêu thương thì việc bố thí và chết vì danh Chúa của tôi cũng chẳng ích lợi gì cho chính mình. Trong phần đầu thư, Phaolô cho biết rằng các tín hữu Côrinhtô được ban cho ân tứ dư dật (1:7). Theo Phaolô, chúng ta không là gì,không có gì trong việc có nhiều ân tứ và chúng ta không thể làm gì để thay thế sự quan trọng của tình yêu thương trong đời sống của chúng ta vì tình yêu thương là điều quan trọng
nhất trong thế gian nầy. Hiển nhiên Phaolô đồng ý với sứ đồ Giăng rằng Đức Chúa Trời là tình yêu thương. Đó là lý do tại sao tình yêu thương lại quan trọng nhất trên đất nầy và cũng là vì sao mà tôi không là gì, không có gì, và không bao giờ có thể làm gì để thay thế được sự quan trọng của tình yêu thương trong đời sống mình.

Tiếng Hylạp có rất nhiều từ chỉ về tình yêu thương. Từ mà Phaolô dùng ở đây là “Agape” (mặc dù). Những từ khác diễn đạt tình yêu thương bác ái hoặc là tình yêu phái tính.Từ “agape” (mặc dù) chính là từ dùng để mô tả cách Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và cách chúng ta yêu thương người khác khi tình yêu thương của chúng ta giống như trái của Đức Thánh Linh mà Phaolô đã dạy (Galati 5:2223).

Chúng ta không thể định nghĩa được đặc tính của tình yêu thương, nhưng chúng ta có thể diễn tả cách đặc tính của tình yêu thương bày tỏ ra. Trong câu 4-7, khái niệm tình yêu được mô tả qua lăng kính tâm trí được Thánh Linh hà hơi của Phaolô, và tình yêu thương lộ ra bằng một mặt khác của lăng kính đó như nột nhóm các mỹ đức: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị; chẳng khoe mình; chẳng lên mình kiêu ngạo; chẳng làm điều trái phép; chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự”.

Tình Yêu Thương Là Bền Vững

Theo như các mỹ đức nầy, chúng ta có thể quan sát được nhiều khía cạnh của tình yêu thương “mặc dù”. Điều đầu tiên là tình yêu thương đó rất bền vững. Tình yêu thương đó nhịn
nhục và chịu đựng mọi sự, dung thứ mọi sự và tồn tại lâu dài. Tình yêu thương nầy bền chắc. Khi chúng ta yêu thương một người nào đó bằng tình yêu thương mặc dù, chúng ta có thể nói với họ dù họ có nói hoặc làm gì đi nữa thì cũng không ngăn được lòng yêu thương của chúng ta đối với họ, vì chúng ta đã yêu thương họ bằng tình yêu thương mặc dù của Đức Chúa Trời, và tình yêu thương của Ngài thì rất bền vững. Xét cho cùng, đây là cách Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta. Trong khi chúng ta còn đang sống trong tội lỗi, Đức Chúa Trời đã tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta bằng cách sai Con Ngài đến để chịu chết thay cho chúng ta (xem Rôma 5:8). Khi chúng ta yêu thương mọi người bằng tình yêu thương bền vững mà Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ yêu thương họ bằng tình yêu bền chắc, không thể hủy phá được.

Tình Yêu Thương Vô Điều Kiện

Tình yêu thương cũng là vô điều kiện. Tình yêu thương không yêu người khác căn cứ vào điều họ làm hoặc không làm. Tình yêu thương nầy cũng không dựa vào thành tích. Tình yêu thương của con người thì thường ngược lại. Cách người khác đối với chúng ta thế nào là điều kiện để chúng ta cũng đối xử lại với họ như thế. Đó là cách mà hầu hết cha mẹ yêu thương con cái mình và vợ chồng yêu thương lẫn nhau. Nhưng một người được yêu thương theo cách nầy thì không cảm thấy yên tâm chút nào. Họ không biết là những hành vi lố bịch của họ có được chấp nhận hay không. Họ luôn lo lắng sẽ không đáp ứng được những điều kiện và sống theo đúng như điều chúng ta mong ước. Thậm chí khi họ làm được như vậy, họ cũng không chắc rằng họ có thể cứ tiếp tục thực hiện thành tích như vậy không.

Nhưng tình yêu mặc dù thì không như thế. Nó vô điều kiện. Khi chúng ta yêu thương một cách vô điều kiện, chúng ta không hề in trí những việc làm sai, nghịch lại chúng ta, tỏ ra người đó không xứng đáng được chúng ta yêu thương thêm nữa. Khi chúng ta yêu thương vô điều kiện, tình yêu của chúng ta không bao giờ hư mất và người ta không bao giờ phải lo lắng về việc chúng ta có còn yêu thương họ hay không. Và, lại nữa, đó là cách mà Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta. Dầu cho chúng ta cứ thất bại, không đạt đủ tiêu chuẩn thiêng liêng của Ngài, Ngài cũng đem tội lỗi xa khỏi chúng ta “như phương đông xa cách phương tây”(Thi thiên 103:12), không bao giờ quên tha thứ cho chúng ta và Ngài quên hẳn mọi sự vi phạm của chúng ta. Lòng yêu thương của Ngài dành cho chúng ta không dựa vào điều chúng ta làm hoặc cách chúng ta bày tỏ, và đó là cách mà chúng ta nên yêu thương người khác.

Tình Yêu Thương Được Cảm Thúc

Tình yêu thương cũng được cảm thúc. Nó tin cậy và hy vọng mọi sự, cũng như Đấng Christ yêu thương các sứ đồ. Khi Chúa Giêxu gặp Phierơ, Ngài gọi ông là Sêpha, có nghĩa là “đá” (Giăng 1:42). Mặc dù đời sống Phierơ có đặc điểm không kiên định, Chúa Giêxu đã gọi ông là đá trong ba năm, sau ba năm đó Ngài nói với ông: “Ngươi là Phierơ, Ta sẽ lập Hội thánh Ta trên đá nầy; các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó” (Mathiơ 16:18-19).

Hãy thử yêu thương các con của bạn bằng tình yêu đó. Chúng thường sống như điều mà chúng ta gọi chúng. Nếu chúng ta xem chúng là người thiếu khả năng, hầu như chúng sẽ làm đúng như vậy. Nhưng nếu chúng ta yêu thương chúng bằng tình yêu “mặc dù”, điều đó tạo nên niềm tin và sự hy vọng trong chúng, chúng ta sẽ thấy các con vươn lên và vượt quá điều chúng ta tin và trông mong vì chúng phát huy hết khả năng của mình. Trong khi chúng ta yêu thương con cái bằng sự khẳng định tích cực điều chúng ta tin tưởng và trông mong nơi chúng, thì trong tiến trình nầy, sự tin tưởng và hy vọng của chúng ta trở thành là của chúng rồi. Chúng trở nên tin tưởng vào tiềm năng của mình và có sự hy vọng lạc quan để đương đầu với tương lai. Đó là ý tôi muốn nói khi tôi bảo rằng tình yêu thương mặc dù là được cảm thúc.

Tình Yêu Thương Chẳng Hề Hư Mất

Sau khi mô tả về tình yêu, Phaolô quay trở lại đề tài ân tứ thuộc linh. Ông cho biết rằng những ân tứ thuộc linh không bao giờ thay thế được tình yêu thương bởi vì tình yêu thương sẽ tồn tại lâu dài hơn mọi điều khác: “Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn; song lúc sự trọn lành đã
đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ” (c.8b10).

Khi Đức Chúa Giêxu Christ trở lại, chúng ta sẽ không cần nói tiên tri nữa. Khi chúng ta thấy Ngài mặt đối mặt và hiểu rõ Ngài, chúng ta cũng không cần sự hiểu biết của con người giới hạn nầy. Tất cả mọi ân tứ Thánh Linh một ngày nào đó sẽ qua đi, nhưng ba tính chất nầy sẽ còn lại mãi mãi: “Nhưng bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương” (c.13).

Trông cậy là tin chắc điều Đức Chúa Trời đặt trong lòng chúng ta là có một điều gì đó tốt lành trong cuộc đời nầy và chúng ta phải tìm kiếm nó. Chúng ta cũng có sự trông mong là một điều gì đó tốt lành tồn tại ngoài thế giới nầy. Hêbơrơ đoạn 11 cũng mô tả sự trông mong nầy và nối kết nó với đức tin: “Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng chứng của những điều mình chẳng xem thấy” (Hêbơrơ 11:1). Điều nầy có nghĩa là sự trông cậy là nền tảng của sự tin chắc Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để dẫn chúng ta đến đức tin. Đức tin xây dựng trên nền tảng của sự trông cậy và chuyển sự trông cậy trở thành đức tin. Đức tin đưa chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Chương đức tin cũng dạy chúng ta rằng chúng ta không thể đến gần Đức Chúa Trời mà không có đức tin, vì chỉ có đức tin chúng ta mới có thể đến được cùng Đức Chúa Trời mà thôi (Hêb 11:6).

Điểm Phaolô đưa ra trong câu cuối cùng chương tình yêu là sự trông cậy đưa chúng ta đến đức tin, và đức tin đưa chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời, nhưng trước khi đối mặt với tình yêu mặc dù, chúng ta chưa tìm được điều gì đưa chúng ta đến với điều dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Khi chúng ta chạm đến tình yêu thương “mặc dù” thì lúc đó chúng ta đứng trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì, Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Phẩm chất nầy của tình yêu thương là bản chất của Đức Chúa Trời. Do đó, Phaolô định rõ tình yêu thương là điều trọng hơn hết trong ba điều sau cùng trong cuộc đời nầy và dạy chúng ta rằng việc tìm cầu tình yêu thương mặc dù nên là điều cưu mang cao trọng nhất trong đời sống của chúng ta.

Chương 8:SỰ SỐNG LẠI CỦA MỌI TÍN HỮU (I Côrinhtô 15)

Chương 15 là chương nói về sự sống lại của Kinh Thánh. Sự sống lại là một trong những điều thiêng liêng mà Phaolô hiện đang bàn luận với người Côrinhtô như là một giải pháp chung cho mọi nan đề trong Hội thánh của họ. Những triết gia Hylạp nghi ngờ hầu hết các hình thái hiện tượng siêu nhiên. Mặc dù những người Hylạp Côrinhtô nầy là tín hữu, nhưng những di sản văn hóa của họ vẫn tiếp tục tác động đến suy nghĩ và hành trang tri thức của họ gây cho họ nghi ngờ sự siêu phàm, đặc biệt là sự sống lại của Đấng Christ và sự sống lại của các tín hữu đã qua đời. Nếu người Côrinhtô không nghi ngờ và hỏi về sự sống lại, thì chúng ta cũng sẽ không có kiệt tác của Phaolô về sự phục sinh của Đấng Christ và sự sống lại của các Cơ Đốc Nhân đã chết, là I Côrinhtô 15.

Phaolô nhắc nhở họ rằng sự phục sinh của Đấng Christ là phần chủ yếu của Tin lành mà ông rao giảng và là điều họ đã tin: “Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em tin lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích. Vả, trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điềumà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba,
Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh” (1-4).

Đây là Tin lành đã cứu họ và là nền tảng của toàn bộ hệ thống niềm tin của họ. Một lần nọ sứ đồ Phaolô đề cập đến sự phục sinh của Đấng Christ là phần quan trọng nhất của sứ điệp Tin lành, ông viết năm mươi bốn câu về chủ đề của điều mà chúng ta có thể gọi là:“Sự phục sinh ứng dụng”. Phaolô công bố sự phục sinh của Đấng Christ cũng có thể được bày tỏ qua việc làm chứng của nhiều nhân chứng: “Ngài hiện ra cho Sêpha, sau lại hiện ra cho mười hai sứ đồ. Rồi đó, cùng trong một lần, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em xem thấy, phần nhiều người trong số ấy hiện bây giờ còn sống, nhưng có mấy người đã ngủ rồi.Đoạn Ngài hiện ra cho Giacơ, rồi cho các sứ đồ. Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy”(c.5-8).

Người Côrinhtô tranh luận không chỉ để tin vào sự phục sinh của Đấng Christ, mà còn vào sự sống lại của các tín hữu đã chết khi Chúa Giêxu trở lại. (Hiển nhiên là Phaolô đã dạy họ về sự tái lâm của Chúa Giêxu). Phaolô liên hệ sự sống lại của các Cơ Đốc Nhân với sự sống lại của Đấng Christ, gọi sự phục sinh của Đấng Christ là “trái đầu mùa” của những người sẽ được sống lại (c.20). Nếu như chúng ta sẽ không sống lại, thì Đấng Christ cũng không sống lại và đức tin của chúng ta trở nên vô ích (c.13-14). Khi Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá, Ngài mang lấy gánh nặng tội lỗi chúng ta trên mình Ngài, nhưng khi Ngài sống lại từ kẻ chết, Ngài đã chứng minh sự đắc thắng trên sự chết. Vì vậy, sự phục sinh của Ngài là phần cần thiết cho đức tin chúng ta. Sự sống lại của thân thể chúng ta là việc ứng dụng sự phục sinh của Chúa vào sự chết và sự sống lại của chúng ta.

Người Côrinhtô tự hỏi: “Nếu chúng ta sẽ sống lại từ kẻ chết, thì việc đó xảy ra như thế nào và thân thể của chúng ta sẽ giống như gì?” Theo nền tảng tri thức của người Côrinhtô học thức thì họ không tin vào sự sống lại của tín hữu vì họ không hiểu điều đó có thể xảy ra như thế nào. Để diễn đạt sự bí nhiệm đó, Phaolô ví sánh sự sống lại từ kẻ chết với việc gieo trồng hạt giống: “Vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được. Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể sẽ sanh ra, chẳng qua là một cái hột, như hột lúa mì hay là hột giống nào khác. Đức Chúa Trời cho nó hình thể tùy ý Ngài lấy làm tốt, mỗi một hột giống, cho một hình thể riêng”(c.36-38).

Một hạt giống nằm sâu dưới đất trở thành cây hoa tươi tốt, giống như đoá hoa ngày Lễ Phục sinh, mặc dù là chúng ta không hiểu diều đó xảy ra như thế nào. Và hạt giống gieo xuống đất thì không giống như cây hoa mọc lên trên đất. Chính Đức Chúa Trời biến đổi hạt giống đó trở thành cây, thì Ngài cũng sẽ biến đổi thân thể hay hư nát của chúng ta thành thân thể không hay hư nát vào lúc sống lại: “Sự sống lại của kẻ chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát, mà sống lại là không hay hư nát; đã gieo ra là nhục mà sống lại là vinh; đã gieo ra là yếu mà sống lại là mạnh; đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng” (42-44).

Đức Chúa Trời cho chúng ta một thân thể để sống trên đất, thì Ngài cũng ban cho chúng ta một thân thể thiêng liêng để sống ở trên trời. Thịt và huyết hay hư nát của chúng ta không thể bước vào nước Trời, vì vậy Đức Chúa Trời phải thay đổi thân thể nầy của chúng ta để trang bị cho chúng ta được sống đời đời, nơi vương quốc thiêng liêng. Đây là điều Ngài sẽ hoàn thành qua sự sống lại của chúng ta. Những người vẫn đang sống khi Đấng Christ trở lại cũng sẽ phải trải qua sự thay đổi hình dạng nầy “trong nháy mắt”(c.52). Từ Hylạp dùng ở đây là “in an atomo”. Như Phaolô đã giải thích rõ ràng sự biến đổi nầy, ông dạy rằng hai vấn đề phải được giải quyết để chuẩn bị cho chúng ta vào ở trên trời. Thân thể hay hư nát nầy phải đổi thành không hay hư nát và phần thân thể hay chết nầy phải thành ra không hay chết. Khi hai phép lạ nầy hoàn tất, chúng ta sẽ được sẵn sàng vào nước Trời. Từ “sống lại” theo nghĩa đen, là “đắc thắng sự chết”. Đó là lý do Phaolô kết thúc kiệt tác phục sinh của ông bằng lời công bố sự chết và sống lại của Cơ Đốc Nhân sẽ là một sự đắc thắng lớn lao! (54-57).

Phaolô áp dụng lời dạy về sự sống lại cho các tín hữu bằng lời dạy “hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em chẳng phải là vô ích đâu” (c.58). Tất cả các trước giả Kinh Thánh đều nói với chúng ta về sự tái lâm của Đấng Christ vì sự kiện đó là sự trông cậy phước hạnh của Hội thánh và là sự hy vọng duy nhất của thế gian nầy.

Hãy xét việc các tiên tri và các sứ đồ luôn nói lý do mà họ cho chúng ta biết về sự trở lại lần thứ hai của Chúa Giêxu và mọi vấn đề có liên quan đến sự kiện đầy phước hạnh đó,như là sự sống lại của chúng ta. Trong câu cuối cùng của chương phục sinh nầy, Phaolô áp dụng Tin lành của sự phục sinh để thúc giục các tín hữu lo hầu việc Chúa. Lời dạy của ông như thể chúng ta là đội quân chiến thắng và đặc tính đời đời của chúng ta sẽ được xác định bằng mức độ góp phần của chúng ta trong sự chiến thắng nầy.

Người Quản Gia Trung Tín (I Côrinhtô 16)

Nhiều tín hữu cảm thấy hụt hẫng sau khi Phaolô cho họ thấy sứ điệp thiêng liêng cao trọng của sự sống lại trong chương 15, rồi chỉ nói: “Về việc góp tiền cho thánh đồ”. Chúng ta cần hiểu mọi điều về việc quyên góp nầy và cần hiểu rõ lý do Phaolô đưa vấn đề quyên góp nơi ông ở trong thư mục vụ nầy.

Phaolô viết xong thư thứ nhất cho người Côrinhtô bằng việc yêu cầu họ đóng góp vì sự khốn khổ của các tín hữu ở thành Giêrusalem, những người đang chịu khốn khó vì đói kém và nhiều sự bắt bớ kinh khiếp. Ông đặt chủ đề người quản gia trung tín vào phần có tính cách gây dựng của thư vì quản gia trung tín là một trong “những điều thuộc linh” mà ông đã dạy chúng ta trong những câu đầu của chương mười hai nầy. Ông cũng đưa ra gương của ông về chủ đề nầy vì quản gia trung tín là một trong những phương cách rèn luyện về thuộc linh, xác định sự lành mạnh thuộc linh và sức sống của người tín hữu.

Đây cũng là cái nhìn rất thấu suốt vào thực trạng là chính sứ đồ Phaolô cũng là một trong những con người mới mà ông đã mô tả qua thư nầy (II Côrinhtô 5:17; Galati 6:15). Ân điển của Đức Chúa Trời, thay đổi đời sống, là điều mà tin lành của Đấng Christ rao giảng. Phaolô là người đã từng gieo ấn tượng kinh hoàng trong lòng các tín hữu Giêrusalem và Giuđê (Công vụ 8:3; 9:1,13,14). Bây giờ ông đang đảm nhiệm cuộc quyên góp từ các tín hữu ngoại bang mà ông đã dẫn dắt tin Chúa, để giúp đỡ cho các tín hữu Dothái đang chịu khốn khó mà ông đã từng bắt bớ, từng bỏ tù và đưa họ đến chỗ chết.

THƯ II CÔRINHTÔ CỦA PHAOLÔ

CHƯƠNG 9:NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI CHĂN BẦY (II Côrinhtô 1-6)

Phaolô viết thư II Côrinhtô ở Êphêsô, và ông nhờ Tít trao tận tay cho họ. Tít trao thư cho người Côrinhtô và ở lại với họ trong thời gian ông giải thích và bênh vực nội dung của bức thư cho những người có liên quan đến nan đề được nêu ra trong thư. Trong khi ấy, Phaolô buộc phải chấm dứt thời hạn ba năm rưỡi lưu lại Êphêsô vì một cuộc nổi loạn khởi phát bất thình lình nghịch lại với chức vụ chăn bầy của ông trong thành phố đó (Công vụ 19). Phaolô di chuyển đến Trô ách rồi đến thành Philíp, nơi ông chờ Tít trở lại để báo cho biết thành Côrinhtô phản ứng thế nào về lá thư ông gởi cho họ.

Nhiều tin rất tốt lành. Người Côrinhtô đã đối đãi với Tít bằng sự yêu thương thân mật, và họ đã làm theo mọi điều Phaolô khích lệ họ trong thư đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số tin tức không tốt. Một số người trong Hội thánh bắt đầu công kích chức vụ sứ đồ của Phaolô, những người khác thì chỉ trích khả năng ăn nói của ông, và một số khác nữa nghĩ rằng ông mất trí, hoặc “hóa điên” (II Côrinhtô 5:13). Hơn nữa, nhiều người trong số họ bị tổn thương vì chính ông đã không đến thăm họ. Tuy nhiên, những người chỉ trích nầy không thể nào bác bẻ được những điểm Phaolô đã nêu ra trong thư vì lập luận chặt chẽ của ông. Thay vào đó, họ tấn công vào chính Phaolô, và khi Phaolô nghe những điều nầy, ông viết thư thứ hai cho họ.

Sáu chương đầu của II Côrinhtô nói rõ những phẩm chất của người chăn bầy, vì đó là vấn đề chủ yếu mà những người tấn công Phaolô dựa vào để chống lại ông. Họ nghĩ rằng ông không xứng đáng với vai trò sứ đồ, do đó không đủ tư cách để sửa sai họ. Phaolô viết thư nầy để bênh vực chức vụ sứ đồ và vai trò là một mục sư Tin lành. Do đó, chúng ta có thể cùng nhau đưa ra những nguyên tắc quan trọng về phẩm chất của người chăn bầy từ trong lời dạy của ông.

Những người được kêu gọi vào chức vụ chăn bầy ngày nay được xem là các mục sư Tin lành. Tuy nhiên, khi Phaolô dùng từ “chức dịch”, ông không có ý muốn nói đến mục sư, mà là nói đến chức vụ mà mỗi môn đồ đích thực của Đấng Christ được kêu gọi.

Trong thư Êphêsô chương 4, Phaolô dạy rằng những người được kêu gọi làm giáo sĩ, mục sư, giáo sư, được ban cho những ân tứ “để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch” (c.12) (Khi các tín hữu đã được thánh hóa, hoặc tin theo Đấng Christ, thì Phaolô gọi họ là thánh đồ). Nói cách khác, khái quát công việc của một mục sư hoặc giáo sư là trang bị cho điều chúng ta gọi là “người hầu việc Chúa” để thực hiện “công việc của chức dịch”. Công việc của chức dịch nầy không chỉ là giao phó cho một số người chuyên biệt, như các mục sư, nhưng cho tất cả các thành viên trong Hội thánh địa phương. Mọi thành viên trong Hội thánh có ý thức họ là người chịu trách nhiệm về Hội thánh của mình.

Đào Tạo Mục Sư

Phaolô mô tả cách Đức Chúa Trời huấn luyện chúng ta trở thành những người hầu việc Ngài. Một trong các cách đó là Ngài huấn luyện chúng ta qua việc an ủi những người đang khốn khổ. Ngài thực hiện điều nầy qua việc để cho chúng ta bị đau khổ trước: “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi. Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhơn sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp”(1:3-4).

Khi chúng ta chịu đau đớn, chúng ta hướng về Đức Chúa Trời và khám phá ra Ngài, chính Ngài, là Đấng có thể an ủi chúng ta trong lúc hoạn nạn. Qua sự an ủi tìm được từ chính Đấng Yên Ủi, chúng ta được trang bị để có thể an ủi người khác trong cảnh trạng của họ. Qua sự khốn khó và sự khám phá của chúng ta, chúng ta trở thành người được ơn an ủi, nhân chứng đáng tin cậy để an ủi vì đã từng trải qua. Một nhà truyền giáo là một người ăn mày nói cho một người ăn mày khác nơi tìm ra bánh. Một người có ơn an ủi, như Phaolô đã nói rõ, là người có tấm lòng đau thương đi nói cho một người cũng có lòng đau thương khác tìm đến Đấng Yên ủi.

Có lần Phaolô mô tả phẩm chất của một mục sư mà Đức Chúa Trời có thể dùng, ông đã bênh vực cho sự đáng tin của chức vụ mình qua việc nói với người Côrinhtô về sự chịu khổ của ông tại Lít Tra, nơi ông bị ném đá cách tàn nhẫn và suýt chết:

Vả, hỡi anh em, chúng tôi không muốn để anh em chẳng biết sự khốn nạn đã xảy đến cho chúng tôi trong xứ Asi, và chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống. Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hàu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại. Ấy chính Ngài đã cứu chúng tôi khỏi sự chết lớn dường ấy, và sẽ cứu chúng tôi ; phải, chúng tôi còn mong Ngài sẽ cứu chúng tôi nữa”(8-10)

Bằng cách tinh tế, Phaolô xác nhận tính chất xác thực của ông là người hầu việc Chúa bằng đức tin. Ông mở đầu bức thư bằng việc nói đến sự chịu khổ xoay chuyển chúng ta hướng về Đức Chúa Trời và khiến chúng ta trở thành người có ơn an ủi như thế nào, và ông cho thấy rằng ông là người có đủ tư cách làm mục sư có ơn an ủi theo cách đó. Ở Lítrơ, Đức Chúa Trời để cho Phaolô chịu khốn khổ quá mức – đến mức thậm chí mà ông không còn hy vọng sống nữa – để ông học tập tin cậy Đức Chúa Trời, không cậy vào sức mình. Có lần ông học được là không cậy vào sức mình, ông nhận biết chỉ có Đức Chúa Trời sống lại từ kẻ chết, và cũng chỉ có Ngài mới giải cứu ông ra khỏi những từng trải kinh hoàng đó. Một số tín hữu cho rằng nhưng điều Phaolô dạy là ông đã từng trải qua việc chết đi sống lại khi ông bị ném đá tại thánh Littrơ. Một số khác thì lại cho là ông chỉ dùng lối nói ẩn dụ trong những câu nầy mà thôi.

Nhiệm Vụ Của Mục Sư

Nhiệm vụ của mục sư là gì? Phaolô trả lời cho câu hỏi đó: “Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn! Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và giữa kẻ bị hư mất: Cho kẻ nầy, mùi của sự chết lànm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống” (2:14-16). Theo Phaolô, là mục sư Tin lành, chúng ta giống như những đoá hoa, tỏa ra hương thơm ngào ngạt của Đấng Christ bất cứ nơi nào chúng ta đến. Hương thơm nầy hoặc là kéo những người khác đến với sự cứu rỗi, mà cũng có thể làm cho họ từ chối Ngài, và con đường đó sẽ dẫn họ đến sự chết.Nhưng nếu bị thu hút hướng về Đấng Christ qua mùi thơm của Đấng Christ tỏa qua chúng ta, thì họ tìm sẽ nhận được sự cứu rỗi và được sự sống đời đời.

Trách nhiệm nặng nề đó nhắc nhở Phaolô phải xét: “Ai xứng đáng cho những sự nầy?” (c.16).Chúng ta không đủ thẩm quyền để làm ra sự khác biệt giữa sự sống đời đời và sự chết đời đời cho những người đi qua cuộc đời của chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời thì có: “Không phải tự mình chúng tôi có tài năng mà nghĩ việc gì như bởi chính mình chúng tôi; nhưng tài năng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời” (3:5). Đó là qua Đức Thánh Linh, đời sống sẽ được thay đổi. Chúng ta chỉ là phương tiện để qua đó Đức Chúa Trời tỏa ra mùi thơm của Ngài, hương thơm tỏa ra từ Đấng Christ là Đấng đã và đang thay đổi đời sống chúng ta.

Động Cơ Nào Thúc Đẩy? (Chương 5:13-6:1,2)

Khi Phaolô biện minh trước lời tố cáo là ông mất trí, hoặc “hóa điên”, ông dạy về các công việc khác của chức vụ. Trong ngôn ngữ Hylạp, những bản dịch buộc tội Phaolô là “người lập dị”. Họ buộc tội Phaolô đã có một lý tưởng khác hơn họ. Vì những người Côrinhtô hay chỉ trích nầy xem chính mình là trung tâm, Phaolô đồng ý với họ là ông đã sống đúng như họ nói. Ông có một lý tưởng khác họ. Đấng Christ là trung tâm của mọi điều trong cuộc đời sứ đồ Phaolô. Đó là tất cả những gì ông muốn nói khi ông viết: “Vả, hoặc chúng tôi cuồng, ấy là vì Đức Chúa Trời” (c.13).

Lời biện hộ của Phaolô cho “tính lập dị” của ông chính là tình yêu thương của Đấng Christ và sự kêu gọi ông vào chức vụ là trọng tâm của đời sống ông: “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi , và chúng tôi tưởng rằng, nếu có một người chết vì mọi người thì mọi người đều chết; lại Ngài đã chết vì mọi người , hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình…Vậy chúng tôi làm chức khâm sai của Đấng Christ , cũng như Đức Chúa Trời bởi chúng tôi mà khuyên bảo.Chúng tôi nhơn danh Đấng Christ mà nài xin anh em: Hãy hoà thuận lại với Đức Chúa Trời” (14-15,20).

Ba Điều Tuyệt Đối Của Phaolô

Phaolô hành động căn cứ vào ba điều tuyệt đối: Chính Đấng Christ chết vì mọi người, tất cả mọi người đều bị hư mất và mọi người đều cần nghe sứ điệp Tin lành. Với Đấng Christ và ba điều tuyệt đối làm trọng tâm cho mọi động cơ của ông, ông đã sống giống như là người lập dị (c.18).

Mức Độ Quan Hệ Tình Cảm

Trong phân đoạn nầy, ngoài việc góa vợ là động lực trọng tâm của sứ đồ Phaolô, chúng ta có biểu đồ về ba mức độ trưởng thành thuộc linh. Các mức độ nầy diễn tả mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ theo ba cách: Qua Đấng Christ, trong Đấng Christ và vì Đấng Christ.

Qua việc Đấng Christ tượng trưng cho mọi điều, chúng ta hưởng được sự cứu rỗi và những ơn phước thuộc linh bởi Ngài. Trong Đấng Christ tượng trưng sự hiệp một của chúng ta với Ngài, như nguồn của mọi điều chúng ta cần có để theo Ngài. Hai từ nầy cũng tượng trưng cho sự chúng ta từ bỏ hoàn toàn để Ngài làm trọng tâm, giống như tất cả mọi người hư mất phải được nghe Tin lành cứu rỗi. Về phần Đấng Christ thì Ngài tượng trưng cho mọi động lực trong đời sống chúng ta, để chúng ta sống bởi Đấng Christ và trong Đấng Christ.

Chương 10:TÍNH TRONG SÁNG CỦA MỤC SƯ

Thư thứ hai của Phaolô gởi cho người Côrinhtô là toàn bộ nói về chức vụ mà Đức Chúa Trời muốn mỗi tín hữu phải kinh nghiệm. Phaolô nói với người Êphêsô, chúng ta “đã được dựng nên trong Đấng Christ để làm việc lành”, và Đức Chúa Trời đã định sẵn trước khi chúng ta đến với sự cứu rỗi để chúng ta sẽ sống theo những việc tốt lành nầy (Êphêsô 2:10).

Chúng ta được cứu bởi ân điển, nhưng chúng ta được tạo nên để làm việc lành. Nói cách khác, Đức Chúa Trời có một chức vụ cho chúng ta và chức vụ đó là một trong những lý do Ngài đem chúng ta đến với chính Ngài và sự cứu rỗi. Mặc dù những công việc nầy không cứu chúng ta, nhưng chúng là mục tiêu của sự cứu chuộc chúng ta trong suốt cuộc đời nầy.

Chúng ta sẵn lòng nhận lấy từ bài học nầy rằng, mọi Cơ Đốc Nhân đều là người hầu việc Chúa của Tin lành, được Đức Chúa Trời tạo nên để làm việc lành, và mục đích chính của chức vụ chúng ta là làm cho mọi người được hòa lại với Đức Chúa Trời. Nhưng để đem mọi người đến với Ngài, đời sống chúng ta phải mang đặc điểm chân thật, trong sáng. Mọi điều trong đời sống chúng ta phải là tốt đẹp vì cớ Đấng Christ, là Đấng cứu chuộc chúng ta và sống trong chúng ta.

Chúng Ta Quan Niệm Thế Nào Về Đời Sống Mình?

Sự tinh sạch của một mục sư bắt đầu bằng cách ông ta quan niệm về cuộc sống của chính mình. Ông xem mình chỉ như là chiếc bình được Chúa sử dụng: “Nhưng chúng tôi đựng của quý nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi … Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Giêxu trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Giêxu cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi” (4:7,10).

Chúng ta là những chiếc bình bằng đất sét nhỏ bé, nhưng chúng ta chứa được trong đó những châu báu vô giá của Đức Chúa Giêxu Christ. Sự trong sạch của chúng ta làm cho người khác nhận biết các của báu đó. Thậm chí những vết rạn nứt trong chiếc bình cũng là một phần của sự trong sáng đó bởi vì châu báu của chúng ta giống như nguồn ánh sáng tỏa
chiếu ra qua những vết nứt nầy, hoặc là những chứng cớ hiển nhiên của con người không hoàn mỹ của chúng ta.

Để hoàn thành công việc nầy, Đức Chúa Trời cho phép áp lực đến làm nghịch lại với những chiếc bình đất sét. Những sự quẩn bách nầy là sự thử nghiệm mà chúng ta phải chịu vì ích lợi của Tin lành. Phaolô thường nhắc đến những thử thách của chính mình trong thư nầy để giải thích cách họ phải chịu huấn luyện để trở thành một mục sư Tin lành. Đấng Christ bày tỏ chính Ngài trong khi chúng ta chịu thử thách, vì quyền năng của Ngài có thể giúp chúng ta chịu đựng được thử thách: “Chúng tôi bị ép đủ cách nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất”(4:8-9). Khi những sự thử thách đến trên chúng ta và chúng ta vẫn được vững vàng, thì những người khác sẽ tự hỏi năng lực nào khiến chúng ta có thể chịu đựng được những thử thách như thế. Lúc đó, chúng ta có thể chia sẻ cho họ kho báu vô giá của Đấng Christ.

Lò Thử Luyện

Phaolô cho biết chúng ta có thể tự tỏ mình là một người hầu việc Chúa qua những sự thử nghiệm: “hoạn nạn, thiếu thốn, khốn khổ, đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức,
kiêng ăn” (6:4-5).

Tôi gọi những nghịch cảnh nầy là “cơn giông bão”. Để bày tỏ chính Ngài, Đức Chúa Trời cho phép những người hầu việc Ngài gặp phải giông bão. Ngài cho phép và đôi khi còn đưa những nghịch cảnh đến trên chúng ta.

Ngài có phương cách đặc biệt là mong muốn những người hầu việc Ngài biết đối phó với những cơn giông bão đó “bởi sự thanh sạch, thông biết, khoan nhẫn, nhân từ, bởi Đức Thánh Linh, bở lòng yêu thương thật tình”(c.6). Nhưng làm thế nào để chúng ta làm được như vậy? Qua nguồn sống thuộc linh Ngài cung cấp cho chúng ta: “bởi Đức Thánh Linh, bởi lòng yêu thương thật tình, bởi lời chân thật, bởi quyền phép Đức Chúa Trời, cầm những khí giới công bình ở tay hữu và tay tả”(c.6,7). Qua những áp lực nầy và quyền phép của Đức Thánh Linh, chúng ta đối phó lại với chúng, chúng ta bày tỏ Đấng Christ cho thế gian với tư cách là sứ giả đích thực của Ngài.

Trong chương năm, Phaolô cho chúng ta biết một động cơ thúc đẩy trong ông. Trong chương 11, ông đã hé mở một cửa sổ về tiểu sử của ông để chúng ta bước vào trường mà cá nhân ông đã được rèn luyện về sự chịu khổ: “Tôi lại là kẻ hầu việc hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết. Năm lần bị người Giuđa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối, chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ” (11:23b-27). Qua những thử thách nầy, cộng với sự đối phó của ông với chúng, Phaolô đã có thể chứng tỏ chính ông là một người hầu việc Đức Chúa Trời.

Làm cách nào để người khác nhận biết bạn là một người hầu việc Đức Chúa Trời? Người ta mong ước được thấy sự sống của Đấng Christ khác với sự sống không có Ngài ra sao.Họ có thể thấy Kho báu, Đấng sống trong chiếc bình bằng đất, là bạn hay không? Chức vụ của Tin lành không chỉ là muốn nói về điều Phaolô gọi là “chẳng giả mạo Lời của Đức Chúa Trời” (4:2).Người hầu việc Chúa đích thực được nhiều người chung quanh làm chứng cho nhiều khía cạnh trong sạch trong đời sống người đó- chính ở sự đau khổ vì cớ Đấng Christ nhưng vẫn vững vàng qua năng lực mà Đức Thánh Linh ban cho. Đời sống của người đứng vào chức vụ phải là bằng chứng về Đấng Christ đối với những người đang tìm kiếm Đấng cứu rỗi.

Chương 11:TÍNH SIÊU VIỆT CỦA NGƯỜI MANG CHỨC VỤ KINH NGHIỆM TRÊN ĐƯỜNG ĐA MÁCH

Không thể nào hiểu hết được cuộc đời của Phaolô nếu không nói đến từ “kinh nghiệm”. Phaolô trải qua một số kinh nghiệm phi thường suốt thời gian ông ở trên đất. Trước khi được biến cải để thành Cơ Đốc Nhân, ông rất nhiệt thành hăng hái trong việc bắt bớ Hội thánh. Bằng cái nhìn phiến diệnchăm chú vào một điều duy nhất, khi Phaolô ở Tạtsơ, ông ra sức phá hoại thế hệ đầu tiên của Hội thánh Đấng Christ. Nhưng rồi ông đã có một sự từng trải với Đấng Christ trên đường đi đến Đamách, nơi Đấng Christ đã phán trực tiếp với ông và làm ông bị mù bởi tia chớp loé sáng (Công vụ 9). Kinh nghiệm trên Đường Đamách đã vĩnh viễn thay đổi cuộc đời Saulơ ở Tạtsơ!

Từng Trải Ở Sa Mạc Á rập

Trước khi Phaolô bắt đầu chức vụ cách công khai, ông đi đến sa mạc Ảrập, và tại đó ông có một kinh nghiệm khác nữa. Ở Ảrập, ông nhận biết mọi nhu cầu cần có cho chức vụ,không chọn cách hội ý với con người như các sứ đồ, nhưng chỉ với chính Đấng Christ phục sinh mà thôi (Galati 1,2). Các học giả không đồng ý với nhau về việc Phaolô đã ở với Đấng Christ phục sinh bao lâu trong sa mạc. Một số người thì cho là ba năm, còn số khác thì cho là lâu hơn nhiều. Các sứ đồ được Chúa Giêxu làm thầy của họ trong ba năm, và Phaolô cũng khẳng định ông có những năm ở cùng với Chúa Giêxu; Ngài dạy dỗ ông trong sa mạc hoang vu ở Ảrập. Kinh nghiệm ở Samạc Ảrập nầy đã dự bị cho ông viết phân nửa Kinh Thánh Tân ước và rao giảng Tin lành cho toàn thế giới thời bấy giờ.

Từng Trải Siêu Phàm

Phaolô ghi lại kinh nghiệm thứ ba trong II Côrinhtô 12, nơi ông nói với chúng ta là ông được đưa lên đến từng trời thứ ba. Ông không đưa ra nhiều chi tiết về kinh nghiệm nầy, chỉ nói rằng ông nghe “những lời không thể nói, mà không có phép cho người nào nói ra”(c.4). Phaolô chia sẻ kinh nghiệm thuộc về trời nầy với người Côrinhtô để giải thích như một sự chứng tỏ rằng ông là sứ đồ của Chúa. Từng trải nầy cho thấy Phaolô có thể sống trên thiên đàng, trong khi chúng ta vẫn còn đang sống trên đất nầy. Chức vụ sống, động và có của ông ở trong lãnh vực siêu phàm của đời sống là điều mà tôi có ý muốn nói “chức vụ siêu việt”.

Viễn Cảnh Thiên Đàng

Kinh nghiệm của Phaolô trên từng trời thứ ba để lại một dấu ấn lâu dài trên cuộc đời ông. Từ đó trở đi, cứ như thể là ông luôn có một chân ở trên trời và một chân dưới đất nầy.Ông thường nói ước vọng của ông là khởi hành từ đất lên đến Đấng Christ, xem cuộc đời ông trên đất không giá trị bằng sự vinh hiển được ở với Đấng Christ trên thiên đàng (Philíp 1:21-24).

Kinh nghiệm nầy tác động vào quan điểm đời sống ông khi chia sẻ với người khác. Lúc ông viết thư Êphêsô, đương nhiên là ông muốn họ đặt thiên đàng trên hết trong tâm trí, nên ông viết: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, cha Đức Chúa Giêxu Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời”(Êphêsô 1:3). Về cơ bản, ôngviết cho người Côrinhtô rằng, nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết (I Côrinhtô 15-19).

Quan Điểm Khiêm Nhường

Trong II Côrinhtô chương 12, Phaolô hé mở cho chúng ta đôi điều về tiểu sử của ông. Ông nói với người Côrinhtô ông bị cho một “giằm xóc vào thịt” tức là “quỷ sứ của satan để vả tôi và làm cho tôi không kiêu ngạo”(c.7). Các học giả không thống nhất với nhau về cái giằm xóc đó chính xác là gì. Chúng ta biết rằng ông viết cho người Galati mà mắt ông tệ hại đến nỗi, khi nhìn ông họ khiếp đảm và muốn cho ông đôi mắt nếu như họ có thể làm được (Galati 4:15).

Trong thư Côrinhtô ông nói vềsự khốn khổ thường xuyên. Ông cho họ biết họ có thể nghĩ về con người ông là rất yếu và ông nhắc họ là ông đã ở trước mặt họ với bộ dạng yếu đuối lắm (II Côrinhtô 10:10; I Côrinhtô 2:3). Kể từ lúc ông viết được phân nửa Tân ước, thành lập nhiều Hội thánh trên thế giới thời ấy, và có nhiều kinh nghiệm phi thường với Đấng Christ phục sinh, ông dạy chúng ta Đức Chúa Trời e rằng ông có thể kiêu ngạo. Theo Phaolô, Đức Chúa Trời cho phép cái “giằm xóc vào thịt” để giữ cho ông biết khiêm nhường.

Đức Chúa Trời có cho bạn một cái giằm xóc nào không? Bạn có những mặt hạn chế nào để Đức Chúa Trời không thể sử dụng bạn không? Hãy để kinh nghiệm của Phaolô khích lệ bạn. Đức Chúa Trời muốn dùng sự yếu đuối của chúng ta như một phương cách bất kỳ để qua đó Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài. Đức Chúa Trời muốn bày tỏ sự cao trọng của Ngài qua phương cách không xứng đáng của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ dùng sự giới hạn của bạn để tỏ cho bạn và những người khác thấy rằng vấn đề không phải chúng ta là gì, là ai, mà chính Ngài mới là gì, là ai. Hầu việc Chúa không phải là những gì chúng ta có thể làm mà chính là những gì Ngài có thể làm. Hãy cảm tạ Ngài vì bạn được mạnh mẽ trong khi yếu đuối! Hãy để Ngài bày tỏ năng lực Ngài qua đời sống bạn, vì trước đó bạn chưa từng kinh nghiệm bao giờ.

Chương 12: PHƯỚC HẠNH CỦA SỰ BAN CHO

Có một lời dạy nữa của Phaolô trong thư II Côrinhtô mà chúng ta phải chú ý khi kết thúc việc nghiên cứu thư tín sâu sắc nầy. Trước khi Phaolô trở thành Cơ Đốc Nhân, ông là một người Pharisi đầy nhiệt thành, tuân giữ đức tin của dòng Dothái chính thống. Vì ông chối bỏ Đấng Christ và xem những người theo Đấng Christ là mối nguy cơ đối với niềm tin chính thống giáo Dothái, nên ông bắt bớ những người Dothái làm môn đệ của Chúa Giêxu cách dữ dội. Sau khi tin Chúa, ông nhớ lại tội lỗi lớn lao của mình, vì nhiều tín hữu như Êtiên, đã bị ông đưa vào tù và dồn đến chỗ chết. Những môn đồ Dothái giống như vậy ở tại Giêrusalem và Giuđê cũng đã chịu nhiều đau đớn vì sự bắt bớ và đói kém. Khi chúng ta rút ra bài học từ chương cuối cùng của thư II Côrinhtô, Phaolô hết sức thương cảm những người tín hữu Dothái và đã kêu gọi các Hội thánh người ngoại bang đóng góp giúp đỡ cho họ bằng sự dâng hiến đầy yêu thương. Người trước đây tố giác người Dothái tin Chúa, thì bây giờ lại đảm nhiệm việc quyên góp đầy lòng thương xót để xoa dịu nỗi đau của họ, là bằng chứng cho thấy phép lạ ân điển Đức Chúa Trời đã thay đổi đời sống.

Phaolô viết cho người Côrinhtô về sự dâng hiến đầy yêu thương nầy trong II Côrinhtô 8-9, kêu gọi họ góp phần dâng hiến bằng sự chan chứa của tấm lòng vì những anh em đang bị khốn khó. Ông chia sẻ với họ về hành động ban cho cách thực tiễn của người Philíp. Ông đã ở trong thành phố nầy suốt thời gian ông viết thư II Côrinhtô, vì họ là những tấm gương tiêu biểu về người quản gia rộng rãi và trung tín. Các hành trình truyền giáo của Phaolô được người Philíp hỗ trợ, những người đã trưởng thành đủ trong đức tin, vì Phaolô biết họ ban cho bằng động cơ đúng và hiểu tất cả nhiệm vụ của người quản gia trung tín. Người Philíp cũng đã gởi tiền để ủng hộ những tín đồ chịu khổ ở Giêrusalem, nơi Phaolô đã ghi lại trong thư Côrinhtô: (8:1-7).

Phaolô lấy hình ảnh quản gia của người Philíp để làm một tấm gương cho người Côrinhtô. Philíp là Hội thánh được Phaolô mến chuộng, còn Hội thánh Côrinhtô là Hội thánh gay go nhất của ông. Khi Phaolô mô tả sơ lược hình ảnh người quản gia trung tín của người Philíp cho người Côrinhtô biết, là ông đã cho chúng ta một kiệt tác về chủ đề người quản gia trung tín. Đây là bản tóm tắt ngắn gọn về khuôn mẫu người quản gia của Hội thánh Philíp, mà Phaolô đã biến nó trở nên một kiểu mẫu được hà hơi về chức vụ quản gia trung tín khi ông đưa nó vào thư thứ hai được thần cảm gởi cho người Côrinhtô.

Phẩm Chất Của Người Quản Gia Trung Tín

Phaolô nói với người Philíp: “Họ lại làm quá lòng trông cậy của chúng tôi, vì trước hết đã dâng chính mình cho Chúa, và sau lại cho chúng tôi, theo ý muốn Đức Chúa Trời”(c.5),Phaolô sẽ không nhận của dâng từ bất kỳ người nào, nếu như họ không đáp ứng điều kiện tiên quyết nầy. Họ cần dâng chính mình cho Đức Chúa Trời trước khi họ dâng bất kỳ phần nào cho con người. Tín đồ Philíp đã dâng mình cho Phaolô sau khi Đức Chúa Trời xác nhận điều đó là thuận theo ý Ngài.

Hơn nữa, người Philíp cho thấy ý chí của họ, biện hộ cho đặc quyền của nhóm chức vụ nầy đối với những người môn đồ Dothái chịu đau khổ của Chúa Giêxu. Đây là khía cạnh quan trọng khác về tính chất ban cho của chúng ta. Phaolô không muốn bắt buộc hoặc điều khiển người nào tham gia việc quyên góp, vì ông muốn họ dâng trong sự vui lòng. Ông viết trong chương kế tiếp: “Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay là vì ép uổng, vì Đức Chúa Trời yêu kẻ dâng của cách vui lòng”(9:7).

Khả Năng Liên Quan Đến Người Quản Gia Trung Tín

Phaolô cho biết người Philíp ban cho cách rộng rãi, “quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức nữa”(8:3). Chúng ta biết họ không giàu có vì Phaolô đã nói họ “rất nghèo khó”(c.2). Khi người nào ban cho cách rộng rãi, chúng ta thường cho rằng chắc họ giàu có. Có vẻ như một người giàu có thì dễ dàng ban cho hơn vì họ sung túc. Nhưng điều nầy không phải là trường hợp của người Philíp. Họ đã dâng trong lúc vô cùng nghèo khổ và gặp nhiều thử thách – và họ đã dâng vượt quá khả năng mình có.

Làm thế nào mà một người có thể dâng quá khả năng mình có được? Bởi Đức Chúa Trời gia thêm ân phước của Ngài cho họ. Khi chúng ta quyết định sẽ dâng bao nhiêu cho công việc Chúa trong khả năng của mình, rồi cầu xin Đức Chúa Trời gia thêm ân điển của Ngài cho việc đó, chúng ta có thể chờ xem Đức Chúa Trời làm việc qua đức tin của chúng ta. Bởi ân điển Ngài, chúng ta có thể được gia thêm nhiều điều mà chúng ta dâng cho Ngài trong đức tin.

Người Philíp, trong sự nghèo nàn của họ, đã dâng cho Đức Chúa Trời món quà nhỏ và trông chờ nó lớn thêm khi ân phước của Đức Chúa Trời chuyển hóa nó thành một món quà vượt quá khả năng họ có thể cho. Đây là điều Phaolô ngụ ý khi ông nói: “Chúng tôi muốn anh em biết ơn Đức Chúa Trời đã làm cho các Hội thánh ở xứ Maxêđoan”(c.1). Ở đây, từ Hylạp dùng để chỉ về ân điển là “tài năng” hay “khả năng Đức Chúa Trời ban cho”, có nghĩa là năng lực và ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống một người nào đó. Đó là ơn phước Đức Chúa Trời thực hiện trên chúng ta để có thể ban cho vượt quá khả năng của con người chúng ta. Đây là ý nghĩa của sự ban cho bởi ân điển.

Sự Quân Bình Của Người Quản Gia Trung Tín

Khi Phaolô thăm viếng người Côrinhtô để chia xẻ sự quyên góp bằng lòng yêu thương của ông dành cho các tín hữu đang chịu khốn khó ở Giêrusalem và Giuđê, ông viết: “Tôi chẳng khuyên bảo anh em chịu túng thiếu để giúp đỡ kẻ khác, nhưng tôi muốn có sự bằng nhau. Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em, như vậy là bằng nhau, theo lời chép rằng: Kẻ đã thâu nhiều cũng chẳng dư, kẻ thâu ít cũng chẳng thiếu chi”(8:13-15).

Sự ban cho nên cân xứng với những gì một tín hữu có, chứ không phải với điều mà họ không có. Đức Chúa Trời có thể sử dụng một vật dâng hiến theo tỉ lệ thuận với sự hy sinh của người dâng hiến. Khi chúng ta dâng điều chúng ta có bằng đức tin, cho dù khó khăn và chúng ta không có nhiều để dâng, thì Đức Chúa Trời có thể làm cho nó thêm nhiều lên bằng cách lạ lùng, đến nỗi của dâng rất nhỏ cũng trở nên đáng giá nhiều như món quà lớn mà người giàu có thể dâng. Kết quả của quà tặng thì không tuỳ thuộc vào số lượng đã cho mà vào của dâng và đức tin khi dâng.

Đây là giá trị mà Chúa Giêxu định đoạt khi Ngài phán rằng mụ góa nghèo dâng món tiền nhỏ nhoi, lại là người dâng nhiều hơn những kẻ có khả năng dâng hiến rộng rãi vì bà đã dâng hết của mà mình nhờ đó để sống (Luca 21:1-4).

Còn bạn thì sao? Bạn có nhận biết tất cả mọi điều bạn có là thuộc về Đức Chúa Trời và Ngài đòi hỏi bạn phải là một người quản gia tốt không? Bạn có vui vẻ khi dâng hiến cho công việc nhà Chúa không? Bạn có chịu hy sinh khi dâng hiến không? Hãy dâng những gì bạn có bằng đức tin và Đức Chúa Trời sẽ dùng nó để mở mang Nước Trời – Đó là lời hứa của Ngài.

Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH