Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

 

 

 


THẢO CHƯƠNG TÂN ƯỚC

l Galati l Êphêsô l Philíp l Côlôse l I&IITêsalônica l  I&IITimôthê l Tít l Philêmôn l

Biên Soạn: Dick Woodwar


Chương 1:THƯ PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI GALATI

Thư Phaolô gởi cho Hội thánh Galati không giống như những thư trước đó chúng ta đã xem qua. Thư Galati là thư được cảm ứng đầy cảm xúc của Phaolô. Khi Phaolô viết cho người Galati là ông đang nóng giận! (Có lẽ sẽ chính xác hơn nếu chúng ta nói rằng Phaolô đầy sự nóng giận công chính khi viết thư này). Mặc dù Phaolô thường đề cập đến những nan đề Hội thánh trong thư của ông, nhưng riêng trường hợp này thì ông đặc biệt xúc động. Khi viết cho người Galati, ông nói đến một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Sự Bội Đạo

Khi đọc Galati, bạn cảm nhận được điều đã xảy ra cho các tín hữu này. Sau khi Phaolô giảng Tin lành “được cứu bởi đức tin, chứ không bởi điều gì khác”, các vị lãnh đạo tin Chúa là Đấng Mêsi trong Hội thánh, như Giacơ, thêm vào lời dạy của Phaolô dành cho người Galati, cho các tân tín hữu: “Điều Phaolô dạy quý vị là đúng, nhưng quý vị không thể được cứu nếu như chưa chịu phép cắt bì, và không giữ luật pháp Môise”. Họ cố làm cho những tín hữu ngoại bang trở thành tín hữu Dothái.

Phúc Âm Chân Chính

Khi Phaolô nghe như vậy, và nhiều tín hữu Galati đang chịu phép cắt bì, thì ông viết bức thư đầy cảm xúc này. Sau lời chào ngắn ngủi và lạnh lùng, ông viết: “Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo Tin lành khác. Thật chẳng phải có Tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành
của Đấng Christ.Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một Tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem. Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một Tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị anathem!”(Galati 1:6-9).

Trong tiếng Hylạp, từ cuối là “đáng nguyền rủa”. Vậy, đây là lời tuyên bố rất mạnh mẽ, mạnh nhất mà Phaolô đưa ra trong tất cả các thư của ông. Phaolô nói: “Chỉ có một Tin lành, là Tin lành mà tôi đã rao giảng cho anh em. Người kế tiếp chức vụ của tôi đang rao giảng một Tin lành khác, một Tin lành xuyên tạc Tin lành mà tôi đã rao giảng cho anh em”.

Điều Phaolô nói đó là sự bội đạo. Chúng ta gặp từ nầy trong các sách Luật pháp và Các quan xét (Phục truyền 13). Bội đạo có nghĩa là “tẻ tách và rời bỏ điều mà bạn đã từng tin”.Phaolô thấy sự bội đạo như cái ung nhọt thuộc linh, nó tệ hại hơn bất kỳ nan đề nào xảy ra trong Hội thánh Côrinhtô. Do đó, khi Phaolô viết cho người Galati, ông đương đầu với sự bội đạo họ đã được dạy ngược lại với Tin lành chân chính mà ông đã rao giảng cho họ. Vậy thì thư này đã trở nên một lời tuyên bố đặc biệt về Tin lành ân điển mà Phaolô đã giảng dạy.
Thư Côrinhtô, Rôma và Galati là lời tuyên bố dứt khoát, rõ ràng về Tin lành mà Phaolô giảng dạy và Chúa Jêsus truyền mạng lệnh cho Hội thánh Ngài công bố ra cho mọi người.

Sứ Đồ chân Chính

Trong hai chương đầu thư Galati, Phao lô cho biết một số điều đặc biệt về đời sống và chức vụ của ông. Ông tuyên bố rằng sau khi gặp Chúa trên đường Đamách, ông đã trải qua ba năm ở Ảrập để được chính Đấng Christ phục sinh dạy dỗ. Ông cũng cho biết mười bốn năm sau đó ông đến Giêrusalem và được chứng nhận bởi Giacơ, Phierơ và các trưởng lão Hội thánh khác như là một sứ đồ chính thức. Các sứ đồ quyết định cử Phaolô đi truyền giáo cho dân ngoại và các sứ đồ còn lại sẽ đến với người Dothái (Galati 2:7).

Thư Galati là thư duy nhất tự tay Phaolô viết. Các thư khác ông nhờ người thư ký viết hộ, có lẽ vì mắt ông kém. Ít nhất một phần trong cái “dằm xóc” vào thịt của ông là thị lực kém,
gần như là mù lòa (IICôrinhtô 12:7). Có lẽ Phaolô đã rất bực tức khi viết thư này đến nỗi không thể chờ thư ký đến. Khi viết, ông đã rất bức xúc vì sứ điệp ân điển mà ông rao giảng cho tín hữu Galati đã bị bóp méo.

Bài tập: Chúng ta có thể hiểu Phaolô giận dữ vì Tin lành đã bị làm lệch đi. Đọc Galati lại một lần nữa để xem bạn có thể định nghĩa được Tin lành bội đạo là Tin lành nào, và Tin lành chân chính mà Phaolô đã giảng là Tin lành nào. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được sứ điệp của Phaolô và Tin lành của Đấng Christ. So sánh chương đầu tiên của thư này với chương một của thư Philíp. Phaolô đang ở tù nhưng các tín hữu vẫn được rao giảng Tin lành mà Phaolô không thể giảng. Phaolô vui mừng về việc đó vì Tin lành chân chính đã được giảng dạy.So sánh niềm vui đó với cách mà Phaolô cảm nhận về Tin lành đã bị xuyên tạc mà người Galati đã nghe.

Tin Lành Bị Đảo Ngược

Trong chương một chúng ta biết Tin lành của Chúa Jêsus là chủ đề của lá thư ngắn ngủi Phaolô viết cho người Galati. Trong chương hai, chúng ta tìm được lời giải thích về điều mà tôi gọi là “Tin lành bị đảo ngược”.

Ở đây, lời dạy về Phúc âm cao quý của sứ đồ Phaolô nằm trong bối cảnh của sự đối đầu gay gắt giữa ông và Phierơ. Vấn đề nầy có liên quan đến sự kiện nhiều người Dothái trước khi tin Chúa, muốn giữ lại bản sắc Dothái được chừng nào hay chừng nấy sau khi họ qui đạo.

Giáo Hội Nghị đầu tiên được triệu tập tại Giêrusalem chính là để giải quyết vấn đề này. Giáo Hội Nghị quyết định, chẳng có gì sai đối với các tín hữu Dothái miễn là họ đừng tin vào truyền thống Dothái đểđược cứu và vẫn giữ phong tục Dothái theo như cách người Dothái đã giữ đối với Đấng Mêsi của họ. Tuy nhiên, Hội nghị cũng quyết định rằng các tín hữu ngoại bang không bị buộc phải làm theo tập tục của người Dothái. Các tín hữu Dothái cũng được dạy rõ ràng là không chất gánh nặng trên các tín hữu ngoại bang.

Tuy nhiên, sau Hội nghị ở Giêrusalem thì vấn đề vẫn còn tiếp tục tranh cãi. Ví dụ như, Hội thánh ở Antiốt có nhiều tín hữu Dothái và ngoại bang. Họ sống chung và ăn chung với nhau. Vì có nhiều vấn đề gây tranh cãi liên quan đến thức ăn và sự kiêng cử, nên hình như họ đặt hai bàn riêng. Ở bàn nầy thì người Dothái theo luật ăn kiêng, còn bàn kia thì không làm theo như vậy.

Khi sứ đồ Phaolô đến thăm Antiốt, mọi người tự hỏi là ông sẽ chọn bàn nào để ngồi. Ông đã ngồi bàn của tín hữu ngoại bang và ăn thức ăn không theo kiểu người Dothái. Phierơ chịu tác động mạnh đến nỗi cũng ngồi cùng với Phaolô ở bàn của tín hữu ngoại bang. Phierơ dường như đã ngồi như vậy nhiều lần rồi.

Tuy nhiên, một ngày nọ, một số anh em từ Giêrusalem, là những người giữ luật Dothái rất nghiêm, xuất hiện ở cửa. Chắc lúc đó Phaolô ngồi quay lưng về phía cửa, còn Phierơ thì nhìn thẳng ra cửa. Khi Phierơ nhìn thấy các môn đồ Dothái giữ luật pháp này từ Giêrusalem đến, thì liền đứng dậy khỏi bàn tín hữu Ngoại bang qua bàn của tín hữu người Dothái.

Banaba, người từng ăn với Phaolô và Phierơ ở bàn của tín hữu ngoại bang dường như cũng muốn dợm đứng lên theo Phierơ. Ngay lúc đó, Phaolô quay lại và nhìn thấy những người mới đến. Phaolô thật giận dữ! Ông nói trong Galati 2:11: “Nhưng khi Sêpha đến thành Antiốt, tôi có can ngăn trước mặt người, vì là đáng trách lắm”.Theo nguyên văn Hy lạp cho thấy lúc đó cái cằm của hai ông chỉ cách nhau có vài phân thôi. Trong bối cảnh này, Phaolô cho chúng ta thấy điều mà tôi gọi là “Tin lành bị đảo ngược”.

Cuối cuộc bàn cãi của Phierơ, Phaolô đưa ra lời tuyên bố quan trọng: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi”(Galati 2:20).

Chủ yếu Phaolô muốn nói: “Phúc âm nói rằng Đấng Christ đã chết cho bạn được sống. Nhưng ở đây Phúc âm bị đảo ngược: Bây giờ bạn phải chết để cho Đấng Christ được sống”.Chúng ta biết Phaolô thật sự không nói Galati 2:20 theo nghĩa đen, vì trong câu này ba lần ông nói “tôi sống”. Phaolô muốn nói về sự sống thật. Qua câu này ông cho chúng ta ba lý do tại sao ông đang sống thật.

Trước tiên, về cơ bản , Phaolô nói: “Tôi sống thật vì tôi sống bởi đức tin”. Tôi sống cách phong phú trong thế giới hiện tại này, và tôi sẽ sống đời đời vì tôi sống bởi đức tin trong Đấng Christ – chứ không bởi sự cố gắng làm việc theo cách riêng để được lên thiên đàng bằng cách giữ đúng luật pháp.

Thứ hai, ông công bố: “Tôi sống vì Đấng Christ sống trong tôi”. Phaolô hỏi các môn đồ đã tái sanh của Đấng Christ: “Anh em không biết rằng Đấng Christ đang sống trong anh em sao? Anh em không biết rằng thân thể của anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời và Đấng Christ thật đang sống trong anh em sao?”(ICôrinhtô 6:19). Đây là một lời dạy năng động:“Đấng Christ ở trong anh em là sự trông cậy về vinh hiển”(Côlôse 1:27).

Cuối cùng, thực chất điều mà Phaolô nói với Phierơ là: “Tôi sống vì tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ”. Ý ông muốn nói, các tín hữu ở Antiốt, ở Galati, và bạn với tôi đã được Đấng Christ chịu chết để chúng ta sống; bây giờ chúng ta phải “chết” để Đấng Christ sống sự sống của Ngài qua chúng ta. Điều này giống như lời dạy của Phaolô trong Rôma: “Hãy dâng thân thể anh em làm của lễ sống và thánh”(Rôma 12:1). Bạn có sống thật vì sống bởi đức tin không? Bạn có sống thật vì Đấng Christ sống trong bạn không? Bạn có sống thật vì bạn đã bị đóng đinh với Đấng Christ chưa? Bạn có sống thật vì bạn tin Đấng Christ đã chết để bạn được sống không? Bạn có chết về bản ngã để Đấng Christ được sống chưa? Bạn có đang kinh nghiệm về Tin lành đảo ngược không?

Phúc Âm Qua Phúng Dụ

Trong Galati chương ba và bốn Phaolô mô tả điều mà tôi gọi là “Phúc âm qua phúng dụ”. Trong chương ba ông đưa ra tám câu hỏi. Nếu bạn muốn lắng nghe để rồi trả lời những câu hỏi của Phaolô, thì bạn sẽ thấy rằng Phaolô đưa ra một biện luận mạnh mẽ về sự xưng nghĩa bởi đức tin, chứ không bởi việc làm. Phaolô không dạy chúng ta được cứu bởi cớ vâng theo luật pháp Môise.

Trong chương thứ ba này Phaolô đưa ra hai phúng dụ. Phúng dụ đầu chỉ về Ápraham, người bày tỏ cho chúng ta qua kinh nghiệm của mình rằng đức tin không phải bằng lý trí hay việc làm, mà là quà tặng của Đức Chúa Trời. Ápraham nhận được món quà đức tin này. Ông đã không tìm kiếm đức tin như thể là tiền công mà Đức Chúa Trời nợ ông. Đó là lý do tại sao ông có thể tin nơi Đức Chúa Trời khi ông đã bảy mươi lăm tuổi và Đức Chúa Trời bảo ông sẽ có dòng dõi đông vô số như cát bãi biển, như sao trên trời trên thế gian nầy. Vì Ápraham tin Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời xưng ông là công bình. Trong ví dụ này, Phaolô dạy chúng ta nếu chúng ta có đức tin cứu rỗi vì chúng ta tin Tin lành của Đấng Christ thì chúng ta là con cháu Ápraham.

Minh họa thứ hai của Phaolô đưa ra cái nhìn về mục đích của luật pháp. Ông viết: “Luật pháp là thầy giáo”(Galati 3:24). Nói cách khác, chức năng của luật pháp là truyền đạt và chỉ
dẫn cho bạn biết bạn cần một Đấng Cứu thế. Phaolô viết: “Tôi không muốn làm cho ân điển Đức Chúa Trời ra vô ích; vì nếu bởi luật pháp mà được sự công bình, thì Đấng Christ chịu chếât là vô ích”(Galati 2:21). Sự thật là bạn không thể tự cứu mình vì bạn không thể giữ trọn luật pháp. Luật pháp là người thầy để chuẩn bị bạn cho sự cứu rỗi qua Đấng Christ.

Trong chương bốn, Phaolô đưa ra một phúng dụ khác. Đây là chỗ mà chúng ta tìm được nguyên tắc quan trọng về việc giải kinh. Có nhiều sự kiện trong Kinh thánh chứa cả lịch sử và phúng dụ. Phúng dụ là câu chuyện mà trong đó con người, nơi chốn và sự vật mang ý nghĩa khác để dạy chúng ta về luân lý và về thuộc linh. Khi tôi nói rằng một sự kiện, hoặc một đặc điểm trong Kinh thánh là một phúng dụ thì tôi không có ý nói rằng sự kiện hoặc đặc điểm đó không có thật trong lịch sử.

Chẳng hạn như Phaolô viết: “Ápraham có hai người con” đó là lịch sử. Tuy nhiên, hai người con đó cũng là một phúng dụ. Người con thứ nhất, Íchmaên (người con mà Ápraham đã có với người vợ Êdíptô tên Aga), là hình ảnh về việc làm của xác thịt, nghĩa là “bản chất của con người không có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời từng phán bảo Ápraham Ngài sẽ ban cho ông một người con, và Ápraham đã cố giúp đỡ cho tiến trình đó. Vả, có một người con bởi Aga trong thời kỳ đó thì cũng được chấp nhận. Nhưng vấn đề đưa Íchmaên vào trong thế giới này là kế hoạch của Ápraham chứ không phải của Đức Chúa Trời. Câu chuyện về Aga và Íchmaên là một phúng dụ về mặt xác thịt. Khi bạn đang làm điều gì đó theo ý riêng và cầu xin Đức Chúa Trời ban phước trên kế hoạch của bạn, thì Phaolô gọi đó là việc làm của xác thịt.

Ngược lại, câu chuyện Ápraham có được Ysác qua Sara là phúng dụ về thuộc linh, vì chỉ Đức Chúa Trời mới có thể khiến điều đó xảy ra. Chúng ta được biết: “Ápraham cùng Sara đã già, tuổi tác đã cao; Sara không còn chi nữa như thế thường của người đàn bà”(Sáng thế ký 18:11). Việc sanh Ysác là một phép lạ.

Phaolô dạy người Galati và bạn với tôi rằng chúng ta không được cứu bởi việc làm. Đức Chúa Trời đã hoàn thành sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Thánh Linh đã ban cho chúng ta món quà đức tin và sự ăn năn để chúng ta có thể nhận sự cứu rỗi của Ngài. Sự cứu rỗi đó là quà tặng của Đức Chúa Trời, chúng ta không được cứu vì vâng theo luật pháp Môise. Chúng ta vâng theo luật pháp Môise vì chúng ta được cứu. Đó là cốt lõi của Tin lành chân chính trong thư Phaolô gởi cho người Galati.

Hãy thành thật với chính mình. Bạn có từng ảo tưởng và nghĩ rằng bạn có thể đủ tốt hoặc tuân theo luật lệ để được cứu. Theo Phaolô, đó là sự “cứu rỗi” thuộc về xác thịt. Tin lành chân chính Phaolô rao giảng cho người Galati là chúng ta phải được tái sanh cách lạ lùng bởi Đức Thánh Linh. Đó là sự cứu rỗi thuộc Đức Thánh Linh.

Kết Quả Của Tin Lành

Phaolô kết luận thư Galati bằng sự tương phản giữa điều ông gọi là “việc làm của xác thịt” và “bông trái của Thánh Linh”. Xác thịt và Thánh Linh là hai quyền lực đang hành động –
đúng ra là đang tranh chiến – trong đời sống của một Cơ đốc nhân đích thực.

Ở đây, Phaolô mô tả điều mà chúng ta có thể gọi là “kết quả của Tin lành”. Ẩn dụ của Phaolô là về gieo và gặt. Đời sống của chúng ta như là một mảnh vườn. Phaolô nói trong mảnh vườn của đời sống chúng ta có hai tiềm lực. Chúng ta có thể trồng và làm cho phát triển công việc của xác thịt, hoặc cũng có thể trồng và làm cho lớn lên bông trái của Thánh
Linh. Khi “những hạt giống” của Đức Thánh Linh được gieo trồng trong khu vườn đời sống chúng ta, thì kết quả sẽ được gọi là “bông trái của Thánh Linh”.

Phaolô viết: “Vả, các việc làm của xác thịt là rõ ràng lắm: Ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy. Tôi nói trước cho anh em, như tôi đã nói rồi: Hễ ai phạm những việc thể ấy thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời. Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ”(Galati 5:19-22).

Phân đoạn này là thực tế về cách cư xử của con người. Nó cho biết khi bạn nhận Đức Thánh Linh, thì bản ngã xác thịt của bạn chưa bị trừ diệt hẳn; tội ác vẫn còn ở trong bạn. Ở đây, trong Galati chương năm, Phaolô nói: “Có hai bản tánh đang tranh chiến trong anh em”. Đó là cuộc chiến đang diễn ra trong nội tâm con người mỗi ngày.

Bông Trái Của Đức Thánh Linh

Khi chúng ta đọc đến chương sáu, chúng ta sẽ thấy những lời tương tự thế này: “Đừng để bị đánh lừa, Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì hễ ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy. Kẻ nào gieo trong xác thịt, thì sẽ bởi xác thịt mà gặt, nhưng ai gieo trong Thánh Linh, thì sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”. Phaolô cho chúng ta biết rằng chúng ta là người thuộc linh thì phải sống trong Thánh Linh, bước đi trong Thánh Linh, trồng hạt giống của những điều thuộc linh trong đời sống mình, và bày tỏ ra bông trái của Thánh Linh.

Nhìn Vào Chính Mình

Theo Phaolô, có chín bằng chứng về thực trạng vinh hiển Đức Thánh Linh ngự trị trong chúng ta. Nếu Đức Thánh Linh sống trong chúng ta, chúng ta sẽ khám phá ra ba bông trái đầu tiên của Đức Thánh Linh yêu thương, vui mừng và bình an.

Tình yêu mà Phaolô nói đến ở đây chính là tình yêu agape (tình yêu mặc dù) mà ông mô tả trong I Côrinhtô13. Trong chương tình yêu quan trọng của Kinh thánh, ông dạy chúng ta rằng, loại tình yêu này rất bền vững vì nó không có điều kiện, và không thể cưỡng lại được, vì nó khơi dậy tình cảm nơi người mà chúng ta đã yêu thương bằng tình yêu như vậy. Khi chúng ta có được tình yêu agape, thì không phải nó đến từ chúng ta, mà là từ Đức Chúa Trời.

Phaolô nói sự vui mừng cũng là bông trái của Thánh linh, tuôn tràn ra từ sự vinh hiển thật của Đức Thánh Linh ở trong tấm lòng chúng ta. Phaolô có thể viết ông là “Sứ đồ vui mừng”(trong thư Philíp), từ trong tù, vì ông được đầy dẫy Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Bạn và tôi cũng có thể được đầy dẫy sự vui mừng, dù ở trong hoàn cảnh nào, vì Đức Thánh Linh
sống trong chúng ta. Sự đau đớn và khổ sở là điều không thể tránh khỏi, nhưng đã có Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta, cho nên bất hạnh hay không là do ý mình nghĩ mà thôi.

Bông trái Thánh Linh kế tiếp là sự bình an. Nếu chúng ta đã nhận Đức Thánh Linh, thì chúng ta có thể có sự bình an ngay cả trong những lúc dường như chúng ta không thể nào bình an được. Phaolô gọi điều này là “Sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết”, hoặc sự bình an “không hợp lý” (Philíp 4:7).

Nhìn Chung Quanh

Về phần tình yêu thương, sự vui mừng, và bình an của Đức Thánh Linh, thì chúng ta nhìn vào lòng mình. Còn về phần ba bông trái kế tiếp của Đức Thánh Linh - Nhịn nhục, nhân từ,hiền lành – thì chúng ta nhìn chung quanh. Chúng ta sẽ kinh nghiệm bông trái này khi chúng ta quan hệ với những người khác.

Nếu bạn không phải là người có bản tính nhịn nhục, nhưng có Đức Thánh Linh sống trong bạn, thì bạn sẽ thấy rõ phép lạ qua đức nhịn nhục mà Đức Thánh Linh ban cho. Khi bạn nhịn nhục trong mối tương giao với Đức Chúa Trời, sự nhịn nhục đó là “sự chờ đợi trong đức tin”. Khi sự nhịn nhục của bạn được chứng tỏ qua mối quan hệ của bạn với người khác, thì sự nhịn nhục đó có thể được gọi là “sự chờ đợi trong yêu thương”. Ví dụ như, đôi khi chúng ta chờ đợi Đức Chúa Trời làm việc trong đời sống của các con mình. Điều đó cần sự kiên nhẫn  sự kiên nhẫn đó cũng chính là tình yêu chờ đợi vì là trái của Thánh Linh.

Bông trái tiếp đến nữa là nhân từ. Trong tiếng Anh, từ “nhân từ” là ghép bởi chữ “họ hàng” và “gia đình”. Vì thế, nhân từ có nghĩa là bạn đối xử với mọi người như thể họ là người
nhà của bạn.

Bông trái thứ ba của Thánh Linh bày tỏ qua mối quan hệ của chúng ta là hiền lành. Tân ước nói về Chúa Jêsus: “Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước”(Công vụ 10:38). Việc lành không cứu được chúng ta, nhưng không có gì sai khi làm người tốt hay việc lành. John Wesley đã nói: “Hãy làm mọi việc tốt mà bạn có thể làm, bất kỳ nơi đâu bạn có thể đến, với bất cứ người nào bạn có thể gặp, trong mọi nơi chốn, bằng mọi cách và trong bao lâu mà bạn có thể làm”. Đơn giản là làm việc tốt. Đó là hiền lành, nhơn từ, và nhịn nhục, là bông trái của Thánh Linh thể hiện ra khi chúng ta nhìn chung quanh.

Nhìn lên

Ba bông trái cuối cùng của Thánh Linh – trung tín, mềm mại và tiết độ – áp dụng khi chúng ta nhìn lên và tập trung vào mối liên hệ giữa mình với Đức Chúa Trời.

Có thể tóm tắt ý nghĩa của sự trung tín bằng từ ngữ “Sự đáng tin cậy”. Trước khi chúng ta tin Chúa, nhiều người trong chúng ta chẳng có kỷ cương với bất kỳ việc g; nhưng khi Đức Thánh Linh chiếm hữu đời sống của chúng ta, thì chúng ta nhận được sự kỷ luật và sự đáng tin cậy đến trên đời sống của chúng ta.

Sự mềm mại cũng là một bông trái khác của Thánh Linh. Mềm mại không phải là yếu đuối. Khi con ngựa bị khớp hàm thiết và chịu khuất phục, thì không phải là một con vật yếu đuối mà là một chú ngựa chịu thuận phục. Khi Saulơ ở Tạt sơ gặp Đấng Christ phục sinh trên đường Đamách, bản dịch Kinh thánh chi tiết dịch câu Chúa Jêsus hỏi Phaolô: “Tại sao ngươi đá đến ghim nhọn?” Câu hỏi này theo nghĩa đen là: “Tại sao ngươi cố đẩy cái hàm thiếc?” Khi Saulơ trả lời: “Lạy Chúa, tôi sẽ phải làm điều chi?” là Saulơ đã chịu mang “hàm thiếc và trở nên nhu mì”.

Khi con ngựa mạnh mẽ chịu khuất phục, người ta gọi đó là con ngựa thuần. Giống như sự mềm mại, tính hiền lành là chịu đặt dưới một sự kiểm soát. Đó là sự nhu mì được đồng nghĩa với hiền lành khi bông trái của Thánh Linh được liệt kê ra. Sự mềm mại là bông trái Thánh Linh trong đời sống biết chịu sự kiểm soát của Đức Thánh Linh và của Đấng Christ phục sinh.
Bông trái Thánh Linh được Phaolô liệt kê cuối cùng là tiết độ. Quản đốc của một công ty lớn, có đến hàng ngàn công nhân, nói với tôi: “Một số người giống như những bánh xe, họ không chịu làm việc trừ khi bị thúc đẩy. Số khác thì giống như xe lửa, họ phải được kéo; còn số khác nữa thì giống như con diều; nếu bạn không giữ sợi dây thì họ sẽ bay mất. Tuy nhiên, có một số người giống như chiếc đồng hồ tốt bằng vàng ròng, cởi mở, đúng giờ, thuận phục, làm việc cách yên lặng và nhiều việc tốt”.

Trong Galati chương mười lăm, sứ đồ Phaolô nói rằng: “Nếu chúng ta được Đức Thánh Linh kiểm soát, chúng ta không cần bị thúc đẩy, lôi kéo, hoặc giữ bằng sợi dây. Chúng ta sẽ thể hiện chức năng giống như chiếc đồng hồ chạy tốt – tiết độ, thuận phục, làm việc yên lặng, và làm nhiều việc lành.

Chương 2:THƯ PHAO LÔ GỞI CHO NGƯỜI ÊPHÊSÔ

Phao lô lưu lại Êphêsô lâu hơn bất kỳ Hội thánh nào ông đã thành lập trong suốt hành trình truyền giáo của mình. Chính Êphêsô là nơi Phao lô tổ chức “Trường Thần đạo” ở trường đại học Tyranút, nơi hằng ngày ông dạy từ 11 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều. Có thể nói các sinh viên trường thần học của ông chăm sóc những Hội thánh nhánh được mở bởi Hội thánh mẹ Êphêsô, là Hội thánh mà Timôthê được bổ nhiệm. Những Hội thánh nhánh này thuộc thành phố Simiệcnơ, Bẹt găm, Thiatirơ, Sạtđe, Philađen và Laođixê. Sáu Hội thánh này, cộng với Hội thánh Êphêsô, là bảy Hội thánh bạn biết qua chương hai và ba của sách Khải huyền. Có lẽ thư gởi cho Hội thánh Êphêsô là lá thư luân lưu được nhắm vào tất cả bảy Hội thánh đó và cho cả Hội thánh tại Côlôse nữa.

Thư Êphêsô có lẽ là thư sâu sắc nhất mà Phaolô viết. Trọng tâm sứ điệp của Phao lô trong thư Êphêsô được tìm thấy trong Êphêsô 1:3: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời”. Ông muốn nói với chúng ta: “Bạn có mọi ơn phước thuộc linh cần thiết để sống như là một tín hữu đã được tái sanh, được Đức Thánh Linh kiểm soát”. Kế đến, ông dạy chúng ta những ơn phước này ở “trong Đấng Christ… ở các nơi trên trời”(c.3). Phao lô dạy người Êphêsô (và bạn với tôi) rằng, chúng ta có mọi điều chúng ta cần để sống với tư cách là người thuộc linh trong thế gian này. Tuy nhiên, mọi ơn phước thuộc linh thì ở các nơi trên trời, trong Đấng Christ.

Êphêsô và những Hội thánh nhánh được xác định vị trí là ở nước Thổ Nhĩ kỳ ngày nay. Trong thời của Phao lô, phần này của thế giới là nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Tiểâu Á, thuộc nửa phía đông của đế quốc Rôma. Vì Êphêsô đẹp lạ thường và là nơi nghỉ mát, nên các vị hoàng đế, các hội viên của Viện Nguyên lão, và những người giàu có đều có nhà nghỉ mát ở tại Êphêsô. Mọi sự vinh quang của Lamã lên đến tột đỉnh trong thời gian Phao lô đang ở tại Êphêsô.

Khi Phao lô còn ở đó, có nhiều điều quan trọng khác nữa cũng là đỉnh cao vinh quang của họ. Ngày nay, ở nhiều nơi giống như Êphêsô, bạn có thể tìm thấy nhiều bằng chứng khảo
cổ về sự thờ hình tượng, suy đồi đạo đức và hình ảnh khiêu dâm. Phao lô chủ yếu viết cho các tín hữu thuộc vùng đất vô đạo đức này của đế quốc Lamã: “Anh em có thể sống như một người thánh ở các nơi trên trời, trong Đấng Christ, thậm chí ở giữa đế quốc Lamã, với mọi điều ô uế và tội lỗi của nó”.

Phao lô viết về kinh nghiệm ông được cất lên từng trời thứ ba (IICôrinhtô 12). Các học giả tin rằng điều này xảy ra cho ông khi ông đang bị vu cáo tại Líttra (Công vụ 14:19). Tôi nghĩ Phao lô vẫn còn đặt chân trên cảnh giới thiêng liêng sau từng trải đó. Ông dạy chúng ta có thể thật sự sống trong Đấng Christ, trong cảnh giới thiêng liêng, ngay khi chúng ta vẫn còn ở đây, tại trên đất này. Vì Đấng Christ là bất diệt, nên chúng ta có được sự vĩnh hằng khi chúng ta thật sự sống trong Đấng Christ. Phao lô nói đến điều đó như đang sống “ở các nơi trên trời, trong Đấng Christ”.

Cũng như mọi lá thư khác của Phao lô, trong thư này bạn sẽ khám phá ra phần giáo lý và phần thực hành. Êphêsô có sáu chương. Hầu hết các học giả tin rằng ba chương đầu là phần giáo lý và ba chương cuối, chương bốn, năm và sáu là phần thực hành, hoặc là phần áp dụng của thư này.

Theo tôi thì phần dạy dỗ còn tiếp qua mười sáu câu đầu của chương bốn. Trong mười sáu câu này, Phao lô dạy một số lẽ thật quan trọng về Hội thánh. Trong chương ba, ông dạy chúng ta về sự mầu nhiệm lớn lao của Hội thánh. Sự mầu nhiệm này có nghĩa là “một bí mật mà sớm muộn gì cũng được bày tỏ ra”. Trước lễ Ngũ Tuần không người nào biết, một ngày kia, người Dothái và người ngoại bang sẽ hiệp làm một qua Đấng Christ và được tập hợp lại trong Hội thánh của Ngài. Phao lô kết thúc lời dạy của ông về Hội thánh trong mười sáu câu đầu của chương bốn, bằng việc dạy chúng ta Hội thánh phải thực hiện chức năng như thế nào.

Ngoài ra, lời dạy dỗ được cảm thúc của Phao lô còn nói về tính chất và chức năng của Hội thánh, đó là chủ đề khác nữa của thư Êphêsô. Vì Phao lô đã trải qua một thời gian khá dài ở Êphêsô – ba năm rưỡi – và dạy nhiều ở “trường thần học” đó, nên từ chìa khóa trong ba chương đầu là “Hãy nhớ”. Ý Phao lô muốn chỉ ra cho những người Êphêsô được giáo dục đầy
đủ thấy rằng, họ đã biết những lẽ thật mà Phao lô củng cố trong thư này.

Sau khi Phao lô bảo người Êphêsô hãy nhớ những điều họ từng được dạy, ông bắt đầu phần áp dụng trong chương bốn. Ở đây, từ chìa khóa là “bước đi”. Ông viết: “Anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em”(Êphêsô 4:1). Phao lô dạy người Êphêsô hãy bước đi trong sự nhún nhường, nhu mì, nhịn nhục, chân thật và yêu thương. Nói
cách khác, hãy bước đi sao cho anh em có thể bày tỏ hết được mọi lẽ thật mà tôi đã dạy anh em khi tôi còn ở Êphêsô.

Khi bạn nghiên cứu sách Êphêsô, hãy cầu xin Chúa mở mắt thuộc linh của bạn để bạn có thể học biết cách “sống ở các nơi trên trời” và “bước đi cách xứng đáng với sự kêu gọi” mỗi một ngày.

Giẻ Rách Và Áo Choàng

Mục đích của thư Êphêsô là bày tỏ cho Hội thánh của Đấng Christ điều mà Hội thánh phải có trên đất này. Thư Êphêsô là kiệt tác của ông về chủ đề Hội thánh. Hãy để thư Êphêsô khích lệ bạn và bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Hội thánh địa phương của bạn sẽ là Hội thánh đích thực của Đức Chúa Jêsus Christ trên đất. Chưa có lúc nào thế giới cần các chứng nhân của Hội thánh hơn là lúc này.Một bản tóm tắt về những chữ chìa khóa đơn giản sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về nội dung cả sách.

Từ chìa khóa trong chương 1à “sự suy gẫm”. Phao lô cho chúng ta nhiều điều phải nghĩ đến trong Êphêsô chương một này. Đầu tiên, hãy suy gẫm về điều ông nói là “các nơi ở trên trời”. Phao lô cho chúng ta biết rằng, ở các nơi trên trời, bạn có được mọi ơn phước thuộc linh cần để sống đời sống trong Đấng Christ. Đấng Christ thật sự tồn tại trong cõi thiêng liêng và cũng có quyền cho bạn sống nơi đó với Ngài.

Không phải mọi điều tồn tại ở lĩnh vực thiêng liêng đều là tốt lành. “Các nơi ở trên trời” có nghĩa là thế giới thần linh vô hình. Trong lĩnh vực này có Đức Thánh Linh và cũng có các tà linh nữa. Qua thư Êphêsô, chúng ta được biết rằng, trận chiến của chúng ta với cương vị người tín đồ chống lại các thế lực tà linh ở các nơi trên trời. Theo Phao lô, người tín hữu ở trong Đức Chúa Jêsus Christ có thể thắng được quyền lực gian ác tối tăm đang tồn tại trong cõi thần linh, hoặc ở các nơi trên trời.

Hãy ngẫm nghĩ những điều Phao lô nói về quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong chương một. Trong những câu từ 1-6 có một số lời tuyên bố mạnh mẽ về Đức Chúa Trời chọn chúng ta trước khi lập nền thế gian. Ông nói rằng đó là trong ý nghĩ của Đức Chúa Trời, trước khi có thời gian thì Ngài đã định phải có một Hội thánh, một dân được “kêu gọi ra”, là dân sẽ sống thánh khiết và là chứng nhân cho thế gian.

Kế đến, hãy xem xét những gì Phao lô nói trong chương một về phương pháp cứu rỗi. Trong câu 13 và 14, chúng ta có bức tranh đẹp về phương pháp cứu rỗi này: Chúng ta nghe Tin lành, tin Chúa, và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh. Mọi điều này là phương pháp của Đức Chúa Trời tuyên bố: “Điều này thuộc về Ta”.

Cũng hãy suy gẫm về những lời cầu nguyện của Phao lô trong thư Êphêsô. Phao lô cầu nguyện hai lời cầu nguyện rất hay trong Êphêsô 1:15-23 và 3:14-21. Từ những lời cầu nguyện này cho biết hiển nhiên ông có một danh sách để cầu nguyện, và qua đó ông là một chiến sĩ cầu thay vĩ đại. Khi Phao lô nghe người nào đó đã tin Chúa và chứng tỏ rằng họ thật sự dự phần trong công việc của Đấng Christ, thì ông bắt đầu cầu nguyện cho họ không thôi.
Hãy chú ý để so sánh danh sách cầu nguyện của chúng ta với Phao lô. Nói cách thiêng liêng, chúng ta cầu nguyện cho những người thân cận; còn Phao lô dành thì giờ cầu nguyện
cho những người mà ông biết là sẽ làm chứng có kết quả cho Chúa Jêsus. Ông cầu nguyện để họ có thể được ban cho một khải tượng thuộc linh trong sự hiểu biết Đức Chúa Trời.

Một từ chìa khóa khác trong suốt ba chương đầu của Êphêsô là hãy nhớ. Phao lô đã dạy người Êphêsô nhiều đến mức ông luôn nói với họ rằng: “hãy nhớ”. Ý ông muốn nói: “Hãy nhớ những điều đã có trước khi anh em tin Chúa và những điều có ý nghĩa đối với anh em khi Ngài bước vào đời sống mới của anh em trong Đấng Christ”.

Trong chương ba, từ chìa khóa là sự mặc khải. Là người Pharisi, Phao lô từng bắt bớ Đấng Christ. Ông không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó, Đức Chúa Trời sẽ đem người Dothái và người ngoại bang hiệp lại với nhau trong một thân và trở thành Hội thánh của Đấng Christ. Phao lô bày tỏ cho người Êphêsô biết Hội thánh là sự mầu nhiệm lớn lao của Đức Chúa Trời.

Trong chương bốn, Phao lô cho chúng ta một số lẽ thật xác đáng về hành vi của con người. Tôi tóm gọn chương này bằng từ quyết tâm. Ở đây, Phao lô so sánh đời sống thuộc linh của bạn với tủ quần áo trong buồng riêng. Một bên tủ thì treo những y phục đã sờn rách của đời sống cũ. Phía bên kia thì treo những chiếc áo khoác của đời sống mới. Những chiếc áo sờn rách của đời sống cũ là những mối bất hòa, thiếu hiểu biết, lòng chai cứng, lương tâm chai lì, lối sống buông thả, thích dối trá, … những điều đó là phương tiện để những sự ham muốn tinh vi cám dỗ bạn, lừa dối, bất lương, thiếu liêm chính và giận dữ (Êphêsô 4:25-32).

Ẩn dụ về y phục này dạy chúng ta quyết định dứt khoát cởi bỏ những y phục sờn rách của đời sống cũ. Theo Phao lô, chúng ta không nên quan tâm đến chúng nữa. Thay vào đó, ông dạy chúng ta nên mặc những y phục của đời sống mới. “Mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.Mỗi người trong anh em phải chừa sự nói dối, phải nói thật với anh em mình”(c.24-25). “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói, hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến”(c.29).

Khả năng giao tiếp là một ân tứ thuộc linh quan trọng. Phao lô nói sự tương thông là cơ hội để bạn gây dựng người khác và chia sẻ ơn phước cho họ. Mỗi lần bạn có sự tương tác với tín hữu khác, bạn nên để lại sự gây dựng họ nhiều hơn là mình được gây dựng.

Sau khi Phao lô dạy chúng ta cách ăn mặc, thì ông nói: “Hãy bước đi”. Sống trong Đấng Christ là một kinh nghiệm từng ngày, mỗi ngày “hãy bước đi”. Bạn bước lên một bước, từng
bước một, từng ngày một. Đó là cách sống trong Đấng Christ mà bạn phải có.

Phao lô dạy người Êphêsô “hãy bước đi trong sự yêu thương” (Êphêsô 5:2), như Đấng Christ đã làm. Kế đến “hãy bước đi như các con sáng láng” (c.8), luôn làm những điều đẹp lòng Chúa. Tất cả những điều gì đúng, tốt và chân thật đều là bông trái của sự sáng. Vậy, hãy bước đi trong những điều đúng, tốt, chân thật và đừng dính líu gì đến những việc vô ích của tối tăm.

Kế đến Phao lô nói: “Hãy bước đi cách hẳn hoi”(c.15). Điều đó có nghĩa là bước đi với đầu ngẩng cao và mắt mở ra, nhận biết nhu cầu lớn lao của thế gian này. Những công việc xã hội và những tổ chức từ thiện xã hội quan trọng – các bệnh viện lớn, những nhà dành cho những bà mẹ không chồng, cứu tế hội, và những cơ quan giống như vậy – tồn tại trên thế giới này vì Đấng Christ, và vì các tín hữu biết rằng, những điều đó có ý nghĩa đối với cuộc sống trong phương diện thiêng liêng, trong Đấng Christ. Nếu bạn ở trong Đấng Christ, bạn sẽ có tính tích cực, đó là hành động, và phải làm điều gì đó cho nhu cầu của thế gian. Đó là lý do mà Phao lô nói “hãy bước đi cách dè dặt”.

Trong ngữ cảnh đó, Phao lô ra lệnh cho những người theo Đấng Christ: “Phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”(c.18). Phaolô viết theo nghĩa đen: “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng, nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh”. Lời này trong nguyên ngữ là “Liên tục được đầy dẫy bằng Đức Thánh Linh”. Được đầy dẫy Đức Thánh Linh có nghĩa là được Đức Thánh Linh kiểm soát. Đức Thánh Linh sẽ ban cho chúng ta năng lực để sống và bước đi trong phương diện thuộc linh, trong Đấng Christ, bất kể hoàn cảnh nào.

Chiếc Áo Dành Cho Sự Tương Giao

Phao lô cho chúng ta biết Đức Chúa Trời quyền năng đã ấn định công việc trong chức vụ cho “các thánh đồ” (Êphêsô 4:12). Đây là những lời cảm kích của Phao lô dành cho chức danh mà chúng ta gọi là nhân sự tình nguyện trong Hội thánh ngày nay. Theo Phao lô, mục sư - giáo sư là “huấn luyện viên”, mà các nhân sự tình nguyện thì họp lại thành một đội. Mục tiêu của mục sư là để trang bị, hoàn thiện, gây dựng, động viên, dạy bảo, và thách thức họ đi ra và làm việc theo chức vụ của mình. Đây là phần cốt lõi, rất quan trọng của Tân ước về bản chất, chức năng và mục đích của Hội thánh.

Khi Phaolô viết chương năm, ông cho biết công việc trong chức vụ của các thánh đồ bắt đầu từ chỗ khó khăn nhất – gia đình. Tại sao gia đình lại là chỗ khó khăn nhất cho đức tin của chúng ta? Vì đó là nơi bày tỏ con người thật. Chúng ta chỉ bày tỏ một khía cạnh của chính mình cho người ngoài, nhưng chúng ta bày tỏ khía cạnh hoàn toàn khác hẳn ít tốt đẹp hơn đối với gia đình của mình. Gia đình là nơi chúng ta sống thật với chính mình, vì vậy Phaolô viết rằng gia đình là nơi mà sự hiện diện của Đấng Christ phải được bày tỏ trong đời sống chúng ta.

Trong Êphêsô 5:21-25, Phaolô viết: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau. Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự. Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh”.

Ở đây, Phaolô cho chúng ta một số lời khuyên về hôn nhân tốt nhất trong Kinh thánh. Ông dạy chúng ta rằng người vợ phải thuận phục và phụ thuộc vào chồng trong mọi sự. Đây là điều rất khó chấp nhận với nhiều phụ nữ. Nhưng Phaolô không chỉ dạy người vợ phục tùng chồng mà ông cũng dạy người chồng phải yêu thương vợ mình “như Đấng Christ yêu thương
Hội thánh và phó chính mình vì Hội thánh”(c.25).

Khi Phaolô nói chồng là đầu vợ, thì ý ông muốn nói người chồng phải có trách nhiệm với vợ, cùng với mọi điều khác nữa trong hôn nhân và gia đình. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời phán bảo người vợ phải chiều chồng, vì chồng có trách nhiệm lớn lao. Khi Phaolô viết cho người vợ: “Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể của Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự”, ý Phao lô muốn nói là: Chúa đã định vai trò người chồng đối với vợ cũng như Đấng Christ đối với Hội thánh, và người vợ đối với chồng cũng giống như Hội thánh đối với Đấng Christ vậy. Vì thế, nhiệm vụ được giao phó cho người chồng là điều cơ bản: “Hãy yêu thương vợ mình như Đấng Christ đã yêu; ban cho như Ngài đã ban cho và đối xử với vợ con như Ngài đã đối xử với Hội thánh”.

Đó là vai trò rất quan trọng, được giao phó cho người chồng và người cha, và mọi người nam cần phải hiểu trách nhiệm này. Vấn đề quan trọng nhất trong hôn nhân Cơ Đốc là không có người nữ nào không thể hoặc không chịu phục dưới quyền chồng mình. Nan đề lớn nhất là người nam không chịu nhận trách nhiệm yêu thương, ban cho, và đối xử như Đấng Christ đối với vợ con mình.

Nếu bạn là chồng là cha, bạn nên nhận hết mọi bổn phận mà Đức Chúa Trời muốn bạn làm. Cầu xin Ngài ban cho bạn năng lực và ân điển để sống giống như Đấng Christ trong gia đình mình.

Mối Quan Hệ Tối Quan Trọng Trong Hôn Nhân

Khi Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân, Ngài thiết lập mối quan hệ trong đó hai người trở nên một trong tâm linh, trong suy nghĩ và trong việc hòa hợp thể xác. Chúng ta có thể hình dung ra cảnh hai vợ chồng tín hữu trở nên một, gắn bó với nhau bằng một sợi dây xích có năm mắc xích. Mắc xích đầu tiên tượng trưng cho phương diện thuộc linh trong mối quan hệ vợ chồng – họ là một trong Đức Thánh Linh. Mối quan hệ thuộc linh là nền tảng cho sự hiệp nhất trong hôn nhân, và mối quan hệ này của cả hai sẽ càng khắng khít hơn nhờ vào mối quan hệ của từng cá nhân có với Đấng Christ. Cuộc sống thuộc linh hiệp một của họ có thể được minh họa bằng một hình tam giác, Đấng Christ là đỉnh và vợ chồng là hai góc đối diện nhau.Họ càng hướng về Đấng Christ chừng nào, thì mối quan hệ của họ càng gần gũi và mạnh mẽ chừng nấy.

Mắc xích kế tiếp tượng trưng cho sự tương thông, hoặc sự kiện họ là một với nhau trong tâm trí. Mối tương thông là công cụ bởi đó chúng ta duy trì được sự hiệp nhất trong cuộc sống vợ chồng. Nếu chúng ta có mối tương thông tốt đẹp, là có được phương tiện mà qua đó củng cố được mối quan hệ hôn nhân của mình. Vi khuẩn sinh sôi nẩy nở trong bóng tối nhưng sẽ chết đi trong ánh sáng. Mối tương thông đem ánh sáng đến cho sự hiệp nhất.

Mắc xích kế tiếp nữa tượng trưng cho sự đồng cảm. Đó là bằng chứng của sự hiệp nhất. Đôi khi chúng ta không thể không tự hỏi làm thế nào hai người có thể đồng cảm được với nhau khi họ không có cùng giá trị, mục đích hoặc cách sống. Khi nền tảng thuộc linh ổn định, bạn sẽ tìm được sự đồng cảm về mọi phương diện.

Mắc xích ở giữa trong sợi dây năm mắc xích tượng trưng cho tình yêu. Tình yêu này là tình yêu agape mà Phao lô nói đến trong ICôrinhtô 13. Tình yêu agape là tình yêu không ích kỷ, không điều kiện. Một trong nhiều lý do khiến hôn nhân đổ vỡ là vì con người sống ích kỷ. Họ không học được cách sống vị Đấng Christ và vị tha (vì Đấng Christ và vì người khác).Họ cần hiểu lời dạy của Chúa Jêsus: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh”. Tình yêu agape là động lực của sự hiệp nhất.

Mắc xích kế tiếp tượng trưng cho sự hiểu biết nhau. Hiểu nhau làm tăng trưởng mối quan hệ hôn nhân. Có sự khác biệt giữa nam và nữ, mỗi người cần hiểu người kia cảm thấy, suynghĩ và hành động như thế nào. Phao lô dạy người chồng phải cư xử với vợ mình “theo sự hiểu biết” (IPhierơ 3:7- bản dịch King Jame). Nói cách khác, nên hiểu biết người chồng hoặc vợ đang cùng bạn chia sẻ đời sống lứa đôi.

Mắc xích cuối cùng tượng trưng cho sự hiệp nhất về thể xác giữa vợ chồng. Tình dục là sự bày tỏ niềm vui trong mối quan hệ hôn nhân. Mối quan hệ thể xác giữa người nam và người nữ thật sự là hình thức tương giao rất mạnh mẽ. Qua sự hiệp nhất về tình dục, người nam và người nữ bày tỏ được tất cả vì nó là đỉnh điểm so với các mối quan hệ khác.

Khi quan hệ thể xác hòa hợp, thì tình dục nắm giữ mười phần trăm trong hôn nhân. Nhưng khi không tốt đẹp, thì nó sẽ gây ra chín mươi phần trăm nan đề trong cuộc sống. Điều rất thường xảy ra là, trong hôn nhân hay trục trặc về chăn gối, do hai vợ chồng cố biểu lộ niềm vui nhưng không thể hiện đúng những cảm xúc lẽ ra phải có. Nếu không hiệp một trong thuộc linh hay tâm trí, không có sự đồng cảm, yêu thương, hoặc hiểu biết để biểu lộ, thì có gì lạ khi quan hệ xác thịt chỉ là sự vô nghĩa và trống rỗng?!

Những Mối Quan Hệ Bên Ngoài

Thêm vào những điều nhấn mạnh về hôn nhân, trong chương năm và sáu Phao lô còn nói đến quan hệ giữa nô lệ và chủ. Ở chừng mực nào đó, ngày nay chúng ta có thể áp dụng lẽ thật này cho người làm công và chủ (Êphêsô 6:5-9). Con cái và cha mẹ cũng có những nguyên tắc để áp dụng. Trong các chương này, Phao lô đang nói đến việc áp dụng đối với người gần nhất của bạn. Chúng ta có thể gọi phần áp dụng này là “chiếc áo choàng của những mối quan hệ”.

Trong chương sáu, Phao lô dùng từ ngữ “các nơi trên trời” theo nghĩa tiêu cực. Trong thế giới thần linh, có thần tốt lành và cũng có ác thần nữa. Phao lô cho biết trận chiến của chúng ta là trận chiến thuộc linh, và kẻ thù của chúng ta nằm trong thế giới thần linh. Kẻ thù của chúng ta được mô tả là “chủ quyền, thế lực, vua chúa của thế gian mờ tối, các thần dữ ở các miền trên trời” (c.12).

Chỉ có cách duy nhất là chúng ta sống đắc thắng về phần thuộc linh thì mới thắng được quyền lực của các tà linh này. Để thành người chiến thắng thuộc linh, chúng ta phải mặc lấy
áo giáp của Đức Chúa Trời (c.13-17). Mỗi ngày chúng ta phải mang đầy đủ những khí giới của Đức Chúa Trời để chiến đấu cùng ma quỷ. Phao lô cho biết chúng ta phải lấy sự cứu chuộc làm mão trụ và mặc áo giáp của sự công bình, lấy đức tin làm thuẫn, cầm gươm của Đức Thánh Linh, là Lời Đức Chúa Trời, và lấy Tin lành bình an mà làm giày dép. Mỗi phần của bộ giáp phải được mặc lấy bằng sự cầu nguyện. Đây là vũ khí thuộc linh chúng ta cần có để chiến đấu cho Chúa trong thế gian tội lỗi này. Chúng ta phải chiến đấu, không phải bằng sức riêng, nhưng bằng quyền năng của Đức Thánh Linh.

Bạn có đội mão trụ bằng sự cứu rỗi chưa? Bạn có nhận biết mình đã được cứu ra khỏi tội lỗi không? Bạn có bảo vệ đời sống mình bằng áo giáp của sự công bình hay việc làm công bình không? Có sử dụng đức tin làm thuẫn không? Bạn có biết cách dùng gươm Thánh linh, là Lời Đức Chúa Trời chưa? Bạn có mang giày dép bằng Tin lành bình an với người khác không? Bạn có mặc lấy từng phần của bộ giáp bằng sự cầu nguyện không?

Chương 3: THƯ PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI PHILÍP

Khi bắt đầu nhìn khái quát về thư Philíp của sứ đồ Phaolô, chúng ta nên nhớ rằng Hội thánh Philíp được thành lập bởi kết quả của khải tượng về trời mà Phaolô đã nhận được. Ông thấy một người nói với ông: “Hãy qua xứ Maxêđoan mà cứu giúp chúng tôi”(Công vụ 16:9). Sự lan truyền của Tin lành và nền văn minh Châu Âu ở phương tây trong vùng này của thế giới là kết quả của khải tượng thuộc linh đó.

Sau khi Phaolô từ biệt người Philíp, Hội thánh Philíp trở thành Hội thánh được yêu mến của ông. Từ ngữ diễn tả sự gắn bó giữa Phaolô và Hội thánh Philíp là từ “tình bằng hữu”.Phaolô nói đến Hội thánh Philíp như “một sự thông công trong Tin lành” (Philíp 1:5). Đây là một hình ảnh đẹp mà mỗi Hội thánh nên có. Hội thánh thật sự là một tổ chức tồn tại vì nhu cầu của những người chưa biết Chúa, bởi mục đích của Hội thánh là thực hiện Đại mạng lệnh và đem Tin lành đến cho thế gian hư mất.

Hội thánh Philíp là Hội thánh kiểu mẫu chủ yếu của Phao lô vì là Hội thánh truyền giáo. Bạn có thể thấy điều này trong sách Philíp nếu bạn quan sát số lần Phao lô nhắc đến Tin lành.

Thư Philíp thật ra không phải là thư giáo huấn, mà là thư yêu thương, ghi chép lại những lời cảm ơn được thần cảm, tuyệt vời. Hội thánh Philíp từng là hậu cứ của Phao lô, giúp đỡ tài chánh khi ông truyền giáo ở các thành phố khác.

Thư Philíp cũng là một trong những “thư tín trong tù”. Êphêsô, Philíp, Côlôse, Philêmôn, và I & II Timôthê được gọi là các thư tín trong tù vì Phao lô viết khi đang ở tù. Tín hữu Philíp tiếp tục hỗ trợ Phao lô bằng cách gởi quà cho ông suốt thời gian ở tù. Khi Phao lô cảm ơn tín hữu Philíp về việc gởi quà, ông bày tỏ là không ao ước được nhận quà, nhưng cầu “sự kết quả nhiều bởi lễ vật đến cho anh em”(Philíp 4:17). Phao lô biết Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho người Philíp rất lớn vì họ đã giúp đỡ ông.

Trọn bốn chương của thư Philíp đều phác họa về cách sống như Đấng Christ. Chủ đề của chương một là “Cách xử thế và cảm xúc mạnh mẽ của đời sống giống như Đấng Christ”. Ở đây Phao lô bày tỏ cách sống của người đi theo Chúa phải như thế nào.

Trong chương hai, Phao lô viết về “Những tấm gương của đời sống giống như Đấng Christ”. Ông cho chúng ta nhiều tấm gương về những người thật sự điển hình cả về cách xử thế lẫn động cơ tình cảm của đời sống giống như Đấng Christ.

Trong chương ba, Phao lô cho biết “Mục đích và Phần thưởng của đời sống giống như Đấng Christ”. Như đã hơn một lần trong sách Công vụ, ông nhắc lại kinh nghiệm gặp Chúa trên đường Đamách. Lần này ông nhấn mạnh kết quả từ kinh nghiệm đó. Khi nhắc lại như vậy, ông cho chúng ta biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Phao lô được kêu gọi theo ý Đức Chúa Trời “để giựt giải về sự kêu gọi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”(Philíp 3:14). Ông cho chúng ta biết cách để đoạt giải – cách để khám phá ra sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong
Đấng Christ cho chính mình.

Ở chương bốn, là chương được viết rất thiết thực, chúng ta có thể gọi là “Điều quy định cho cuộc sống giống như Đấng Christ”. Trong điều kiện thích hợp, Phao lô cho chúng ta biết cách sống trong Đấng Christ, và trọng tâm của mọi suy nghĩ chúng ta đều hướng về Đức Chúa Trời sẽ giữ chúng ta luôn ở trạng thái bình an cá nhân.

Bằng cách nhìn tổng quan xuyên qua mạng lưới, bây giờ chúng ta hãy nhìn vào thư của Phao lô gởi cho Hội thánh rất yêu mến của ông, từng chương một.

Tình Cảm Và Triết Lý Sống

Trong các câu hai mươi và hai mươi mốt của chương một, Phao lô viết: “Tôi có lòng trông cậy chắc chắn này, việc chi tôi cũng chẳng hổ thẹn cả, nhưng bao giờ cũng thế, tôi nói cách tự do mọi bề, như vậy, dầu tôi sống hay chết, Đấng Christ được cả sáng trong mình tôi. Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy”(1:2021).

Theo Phao lô, cách xử thế và tình cảm của người đi theo Đấng Christ đặt trên cơ sở là sự hy sinh. Vì vậy, Phao lô nói khi sống trong tù, cách xử thế của ông phù hợp với việc sống trong Đấng Christ, để dạy chúng ta biết cách bày tỏ cảm xúc của mình. Chủ yếu ông viết: “Tôi muốn Đấng Christ được tôn cao qua tôi, bất kỳ là lúc sống hay chết, tự do hay tù tội,khỏe mạnh hay đau yếu. Nếu tôi sống, chỉ có Đấng Christ là mục đích duy nhất trong đời sống tôi. Nếu tôi chết, tôi muốn tôn cao Đấng Christ qua sự chết của tôi”. Đó là triết lý sống của người thật sự sống trong Đấng Christ.

Ngoài ra, việc tín hữu dâng mình cách cá nhân, người Philíp nhấn mạnh rằng ý tưởng để sống trong Đấng Christ là như môn thể thao đồng đội. Chúa muốn Hội thánh huấn luyện các thánh đồ cho mọi chức vụ. Khi nhân sự tình nguyện nhận ra rằng mọi chức vụ trong Hội thánh được giao cho mọi tín hữu, họ sẽ hoàn thành Đại Mạng lịnh và Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ sẽ thật sự trở nên giống như Chúa muốn.

Gần cuối chương một, Phao lô mô tả hình ảnh tuyệt vời về Hội thánh: “Duy anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với đạo Tin lành của Đấng Christ, để hoặc khi đến thăm anh em,hoặc khi vắng mặt, tôi cũng biết rằng anh em một lòng đứng vững, đồng tâm chống cự vì đức tin của đạo Tin lành”(Philíp 1:27).

Ý tưởng của Phao lô về Hội thánh lý tưởng có thể được diễn giải theo cách này: “Một Hội thánh mà trong đó hết thảy mọi người đều ở trong Đấng Christ; những ai sống trong Đấng Christ đều giống như Đấng Christ; những người ở trong Đấng Christ và giống Đấng Christ sẽ cùng nhau nỗ lực giống như Đấng Christ khiến nhiều người tin Chúa”. Đó có phải là điều mô tả về Hội thánh địa phương mà bạn dự phần không? Bạn có thể nói mọi người trong Hội thánh đều thật sự theo Đấng Christ, sống đời sống xứng đáng cho Tin lành không? Người ngoại có tin nhận Chúa vì họ thấy cách sống giống như Đấng Christ của các tín hữu đối với nhau trong Hội thánh của bạn không?

Thư Philíp bày tỏ cho chúng ta thấy bên cạnh những gương mẫu, còn có sức sống, bản chất, và chức năng của Hội thánh. Những gương mẫu đó sẽ minh họa cho mỗi Hội thánh, và cho mỗi môn đồ đích thực của Đức Chúa Jêsus Christ, về cách xử thế và tình cảm để sống cuộc sống mỗi ngày, trong Đấng Christ và giống như Đấng Christ.

Kiểu Mẫu Giống Như Đấng Christ

Chủ đề của thư Philíp là “sống như Đấng Christ”. Ở chương hai, Phao lô cho chúng ta gương mẫu tổng quát để sống giống như Đấng Christ. Phao lô dạy người Philíp sống giống Đấng Christ nghĩa là có tâm tình hạ mình, có lòng yêu thương, và hiệp một.

Khi Phao lô dạy người Philíp có tâm tình hạ mình, là dạy về sự khiêm nhường và yêu thương. Phao lô tóm tắt sự khiêm nhường như thế này: “Coi người khác như tôn trọng hơn mình”(Philíp 2:3). Phao lô không có ý nói về tính nhút nhát hay tự ti mặc cảm, nhưng về loại yêu thương vị tha và hạ mình để gây dựng lẫn nhau.

Nếu có lòng yêu thương, bạn sẽ vượt qua được điều này. Người có lòng yêu thương là người áp dụng Luật Vàng: “Ấy vậy, hễ điều chi các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri”(Mathiơ 7:12). Phao lô diễn đạt Luật Vàng như sau: “Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa”(Philíp 2:4). Bạn có nghĩ đến sự cấp bách và nan đề của riêng mình trước tiên không? Hay bạn đặt sự cấp bách và nan đề của người khác lên trước nan đề của mình?

Khi chúng ta có tinh thần khiêm nhường và yêu thương làm trọng tâm, thì cái tôi bảo thủ và tính ích kỷ bị đánh bại và chúng ta có thể có cùng khuynh hướng. Phao lô nói chúng ta nên chứng tỏ chỉ có một tâm trí và một Thánh Linh ở giữa chúng ta (Philíp 1:27). Các môn đồ của Đấng Christ đôi khi có xung đột trong Hội thánh. Rất nhiều lần xung đột như vậy, thì phía sau vấn đề, bạn thấy thường là do mâu thuẫn từ sự kiêu ngạo và ích kỷ. Nếu chúng ta có tâm tình hạ mình, có lòng yêu thương và hiệp một, chúng ta sẽ giải quyết được các mâu thuẫn trong Hội thánh.

Gương Đấng Christ

Sau khi đưa ra những lẽ thật này, Phao lô tiếp tục nêu lên một số tấm gương. Trước tiên, đó là gương của Đấng Christ (Philíp 2:5-11).

Chúa Jêsus không chỉ đơn giản là trở thành Con người, Ngài còn trở thành Nô lệ, Tôi tớ của con người. Ngài khiêm nhường đến điều và vâng phục cho đến chết, chịu chết vì tội của cả nhân loại. Vì Chúa Jêsus khiêm nhường đến như vậy, nên Đức Chúa Cha đem Ngài lên rất cao (2:9).

Theo Phao lô, Đấng Christ hạ xuống cách khiêm nhường và yêu thương thể nào, thì bạn và tôi cũng nên như vậy. Chúng ta không nên ích kỷ, nhưng nên vì người khác, vì Đấng Christ, và sẵn lòng yêu thương, để đời sống chúng ta sẽ là tấm gương cho người khác về ý nghĩa của việc sống trong Đấng Christ và sống như Đấng Christ.

Gương Phao Lô

Ở chương hai, Phao lô đưa ra tấm gương về chính ông. Ông viết: “Ví dầu huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em, tôi cũng vui lòng, lại đồng vui với anh em hết thảy. Anh em cũng vậy, hãy vui lòng về điều đó, và hãy cùng vui với tôi”(2:17-18). Phao lô dạy chúng ta rằng ông, chính ông, đã theo gương của Đấng Christ. Theo nghi thức thờ phượng ở đền thờ trong Cựu ước, thầy tế lễ đã “tưới huyết trên của lễ” đặt trên bàn thờ. Phao lô ví mình như là tế lễ đổ ra trên đó, huyết của sự sống của ông đổ ra để người Philíp được đến với Chúa.

Gương Timôthê

Kế đến, Phao lô viết: “Vả, tôi mong rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, kíp sai Timôthê đến cùng anh em, để tới phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng. Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em. Ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người và biết người là trung thành với tôi về việc Tin lành, như con ở với cha vậy”(2:19-22). Timôthê hiển nhiên là một tôi tớ rất tận tâm của Đấng Christ.

Vào phần cuối chương hai thư Philíp, Phao lô đưa ra gương một trưởng lão, Épbaphôđích, người đem quà của tín hữu Philíp đến cho Phao lô trong tù. Hãy quan sát cách Phao lô mô tả
Épbaphôđích: “Épbaphôđích, anh em tôi, bạn cùng làm việc và cùng chiến trận với tôi, đến cùng anh em, người cũng là ủy viên của anh em ở kề tôi, đặng cung cấp mọi sự cần dùng cho tôi vậy”(2:25). Có những mức độ khác nhau về tình bằng hữu trong thân của Đấng Christ. Tôi nghĩ Phao lô bày tỏ cho chúng ta những mức độ nào đó của tình bằng hữu khi ông nói đến vị trưởng lão, Épbaphôđích, như anh em, như một đồng nghiệp, người cùng chiến đấu, sứ giả và người phục vụ của mình.

Các mức độ của mối thông công thế nầy có ý nghĩa gì? Tôi tin rằng, trong tâm trí Phao lô, anh em là người cùng ở trong Đấng Christ giống như mình. Với Phao lô, người phụ tá là anh em cùng làm việc, “gắn bó” với ông, trong Đấng Christ và vì Đấng Christ. Épbaphôđích chắc chắn là tấm gương về ba mức độ thông công với Phao lô, là sứ giả và là người phục vụ được người Philíp phái đến. Hiển nhiên, vị trưởng lão nầy là gương mẫu rất tốt về việc sống giống như Đấng Christ.

Phần Thưởng Của Đời Sống Giống Đấng Christ

Khi chúng ta qua Philíp chương ba, sẽ thấy Phao lô viết về việc nắm lấy mục đích, mà vì đó, Đấng Christ bắt phục ông trên đường Đamách. Trong những câu từ 3-11, Phao lô cho biết kinh nghiệm tin Chúa của ông dưới dạng kết quả của kinh nghiệm đó. Phao lô liệt kê tất cả những điều mà ông từng xem là thành tựu lớn lao – chẳng hạn như địa vị của ông là một người Pharisi. Những thành tựu đó làm Phao lô tự hào trước khi ông gặp Chúa. Nhưng khi đã tin Chúa, quan điểm ông thay đổi và xem chúng như “rơm rác” (c.8). Đức Chúa Trời giao phó cho ông làm nhiều điều quan trọng hơn. Đây là chương tuyệt diệu mà trong đó, sứ đồ Phao lô, qua gương của ông, cho chúng ta một lời khuyên rất hay để khám phá ra ý muốn của Đức Chúa Trời trong đời sống mình.

Trước hết, hãy lưu ý là Phaolô đã làm một cuộc cách mạng khi ông tin Chúa. Qua kinh nghiệm đó, Phaolô có quyết tâm mạnh mẽ phải tìm được ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống mình. Kế đến, ông tìm cách để có sự năng động của quyền năng phục sinh của Đấng Christ trong đời sống mình.

Như thể là Phaolô đang chạy đua, và có luật lệ rõ ràng trong cuộc chạy đua đó. Để đoạt giải, để nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời, thì ngay bây giờ, luật lệ là điều chúng ta phải tuân
thủ đến mức hiểu được và nhận thức rõ là chúng ta đã đi đúng. Ngay lúc này, nếu chúng ta đi theo và hành động trong sự sáng mà Đức Chúa Trời đã hướng dẫn chúng ta, thì Đức Chúa
Trời sẽ tiếp tục ban sự hiểu biết cho đến khi chúng ta thấy được ý muốn tốt đẹp của Ngài. Phaolô gọi phần thưởng ở cuối cuộc đua là “phần thưởng của sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”(3:14).

Phaolô thêm một vài bí quyết về cách tìm biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Ông viết về việc sàng sảy những điều ưu tiên xuống để chỉ còn một điều thôi. Một điều đó là “quên hết những sự ở đằng sau mà bươn tới những sự ở phía trước” (3:13). Đáng chú ý là Phaolô có thể gom những sự ưu tiên của ông lại thành một điều: “Tôi nhắm mục đích mà chạy hầu cho giựt giải về sự kêu gọi ở trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”(3:14).

Bạn có được sự thôi thúc kỳ diệu đó chưa? Bạn có tin quyết mạnh mẽ rằng, khi gặp Đức Chúa Jêsus Christ, thì bạn và Ngài có cùng một mục đích không? Bạn có tin có một việc riêng nào đó Ngài muốn bạn làm cho Ngài không? Bạn có đạt đến giải thưởng của sự kêu gọi cao trọng của Đức Chúa Trời trong Chúa Jêsus không?

Phaolô cho chúng ta một số gợi ý để biết cách đạt được giải thưởng về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời: hãy sàng sảy những điều ưu tiên của bạn xuống để chỉ còn một điều thôi. Hãy quên những sự ở đằng sau và hãy bươn tới những sự ở đằng trước bạn. Hôm nay, hãy sống theo sự hiểu biết mà bạn có và biết đến đâu hãy bước đến đó theo ý muốn của Đức Chúa Trời, trong chừng mực hiểu biết của bạn.

Lời Dạy Về Sự Bình An

Phaolô viết về sự bình an trong Philíp chương bốn. Ông không nghĩ về sự hòa bình của thế giới hoặc thậm chí là sự hòa thuận lại với Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Jêsus đem đến cho chúng ta qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. Phaolô muốn chia sẻ với chúng ta Tin lành, là sự nhận biết thật tốt đẹp giống như sự bình an của Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời là trạng thái bình an liên tục mà Đức Chúa Trời có thể giữ chúng ta mãi ở trong đó, nếu chúng ta đáp ứng những điều kiện của Ngài. Trong Philíp chương bốn, Phaolô đưa ra
mười hai điều kiện chúng ta phải đáp ứng nếu muốn có và giữ mãi sự bình an này. Điều kiện trước nhất là “Đừng lo lắng về bất cứ điều gì” (4:6). Phaolô bảo chúng ta đừng lo lắng vì sự lo lắng không những vô ích, mà còn tai hại nữa. Sự lo lắng làm cạn nguồn năng lực bạn cần có để đương đầu với những nan đề.

Điều kiện thứ hai là: “Cầu nguyện cho mọi điều” (4:6). Bất kỳ ở hoàn cảnh nào, gặp khó khăn lớn đến đâu, bạn cũng có đặc ân là cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Dù lời cầu nguyện
của bạn đem đến kết quả giải thoát tình trạng, hoặc thêm ân điển để vượt qua hoàn cảnh đó, thì cũng rất hữu ích. Vì thế, hãy luôn cầu nguyện về mọi điều.

Điều kiện thứ ba của Phaolô cho sự bình an có liên quan đến sự suy nghĩ. Ông nói “Hãy nghĩ về mọi điều tốt lành” (4:8). Phaolô khuyến khích chúng ta nghĩ về những điều gì là chân thật, đáng tôn, công bình, trong sạch, đáng yêu, và tốt đẹp. Hãy xác định cách suy nghĩ của bạn. Những suy nghĩ của bạn giống như con chiên và bạn là người chăn hướng dẫn nó. đừng để tư tưởng điều khiển bạn.

Thành thật mà nói, tôi nghĩ khi Phaolô viết những lời này, ông muốn dạy chúng ta về bí quyết giữ gìn sức khỏe của riêng ông. Trong tù, Phaolô gặp nhiều điều không thành thật,không đáng tôn, bần tiện, không trong sạch, khó chịu và những điều xấu. Ông phải giữ tâm trí mình hướng về những điều tốt và tích cực để tiếp tục sống.

Điều kiện thứ tư là điều rất thực tế. Ông nói: “Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở với anh em”(4:9). Đôi khi chúng ta bình an vì chúng ta không có can đảm làm điều mà chúng ta biết là đúng. Việc chúng ta làm, những gì chúng ta biết là đúng, sẽ dẫn chúng ta đến sự bình an.Lời khuyên của Phaolô là hãy làm những gì chúng ta biết và tin là đúng (Thi thiên 4).

Chúng ta tìm điều kiện thứ năm trong lời này: “Nếu có phẩm hạnh nào”, hoặc là “Nếu bạn tin về điều tốt lành nào đó”, những từ nầy ngụ ý rằng bạn có thể mất lòng tin vào điều tốt lành (4:8), như vậy có nghĩa là, chúng ta nghi ngờ giá trị của điều tốt chúng ta đã làm trên hành trình đức tin của mình. Hầu việc Chúa như Phaolô có ích lợi gì khi ông đi hết nhà tù này đến nhà tù khác? Đó là điều Phaolô muốn nói đến việc tin hay không tin về điều tốt lành. Nghi ngờ giá trị của những việc lành chúng ta làm có thể là “kẻ cướp mất sự bình an”.

Điều kiện thứ sáu của Phaolô đơn giản chỉ là “biết tạ ơn” (4:6). Sự bình an cá nhân có thể là kết quả từ thái độ tích cực của lòng biết ơn.

Khi bạn bày tỏ sự thờ phượng với lòng biết ơn Chúa, bạn có thể tự điều khiển những suy nghĩ của mình thoát ra khỏi sự tiêu cực và hướng về đồng cỏ xanh tươi của sự tích cực. Biết ơn là phương tiện hết sức gây dựng để giúp bạn duy trì tình trạng thanh thản cá nhân.

Bước thứ bảy trong nguyên tắc về sự bình an là lòng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là đức tin chờ đợi khi bạn đang trông cậy vào Chúa. Kiên nhẫn là tình yêu thương chờ đợi khi bạn cần nhẫn nại với mọi người. Không kiên nhẫn là “Kẻ cướp mất sự bình an”. Kiên nhẫn là bông trái của Thánh Linh đem đến sự bình an (4:11).

Kế đến là điều kiện thứ tám: “Hãy cho mọi người biết nết nhu mì của anh em”(5:5). Đây là sự nhu mì chấp nhận hoàn cảnh. Nếu bạn chấp nhận hoàn cảnh mà bạn không thể nào thay đổi được trong đời sống mình, thì sự bình an sẽ theo sau. Nhu mì và kinh nghiệm là bông trái của Thánh Linh (Galati 5:22-23).

Trong bốn điều kiện cuối cùng, Phaolô muốn nói đến mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ phục sinh. Ông cho chúng ta điều kiện thứ chín: “Chúa đã gần rồi”, qua đó ông muốn nói: “Đừng bao giờ quên Chúa ở gần bạn” (4:5). Phaolô không bao giờ cô đơn, mặc dù mọi người ông quen biết đã rời bỏ khi ông bị tù lần vừa qua. Suốt những ngày cuối cùng trên đất, ông viết: “Khi ta binh vực mình lần thứ nhất, chẳng có ai giúp đỡ; hết thảy đều lìa bỏ ta. Nguyền xin điều đó đừng đổ tội về họ! Nhưng Chúa đã giúp đỡ ta và thêm sức cho ta, hầu cho Tin lành bởi ta được rao truyền đầy dẫy”(IITimôthê 4:16-17). Trong hoàn cảnh khác, chúng ta có thể có sự bình an nếu như chúng ta nhớ điều duy nhất là Đức Chúa Trời luôn ở gần và chăm sóc chúng ta.

Trong bối cảnh tương tự, Phaolô viết điều kiện thứ mười về sự bình an: “Hãy vui mừng trong Chúa”(4:4). Khi khuyên người Philíp hãy vui mừng trong Chúa, thật ra Phaolô muốn nói hãy học cách vui mừng từ sự nhận biết Đấng Christ.

Ông cũng viết điều kiện thứ mười một: “Nếu có lời ngợi khen nào”, có nghĩa là “Hãy học để trân trọng sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời”. Nếu bạn phải lệ thuộc vào sự chấp thuận của con người để duy trì sự thanh thản của mình, thì sự bình an cá nhân của bạn rất mỏng manh. Sẽ có những lúc bạn không được Đức Chúa Trời và con người tiếp nhận cùng lúc. Bạn có thể có sự vui mừng và bình an vững chắc nếu như bạn học biết trân trọng sự tiếp nhận của Đức Chúa Trời. Có sáu từ được ghi lại trong Kinh thánh mà Đức Chúa Trời nói với Ápraham.Sáu từ đó là: “Hãy đi ở trước mặt Ta” (Sáng thế ký 17:1).

Điều kiện cuối cùng của Phaolô là: “Hãy đặt lòng và trí mình vào Đấng Christ” (4:7). Nói cách khác là: “Lạy Chúa, tôi không thể nhưng Ngài có thể. Vấn đề không phải tôi là ai và là người thế nào, nhưng Đức Chúa Trời là ai và là Đấng thế nào. Vấn đề không phải tôi có thể làm gì, nhưng Ngài có thể làm gì. Điều quan trọng không phải là tôi muốn gì mà là Ngài muốn gì. Rốt cuộc, không phải là tôi đã làm gì, nhưng Ngài đã làm gì mới là vấn đề”. Quan điểm này, điều mà tôi gọi là “Bốn Bí Quyết Thuộc Linh”, đưa chúng ta đến “Sự bình an vượt quá mọi sự hiểu biết”. Những bí quyết này chứng tỏ việc “để lòng và tríù chúng ta vào Đức Chúa Jêsus Christ” có ý nghĩa như thế nào.

Bạn có sự bình an liên tục như Kinh thánh gọi là sự bình an của Đức Chúa Trời không? Hãy cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn lượng ân điển cần có để đáp ứng những điều kiện này. Đức Chúa Trời có thể giữ chúng ta trong tình trạng bình an cá nhân, tuy nhiên, tình trạng bình an đó cần có điều kiện. Khi chúng ta thỏa mãn các điều kiện mà Phaolô và các trước giả khác của Kinh thánh đề ra, thì Đức Chúa Trời có thể giữ chúng ta trong trạng thái bình an liên tục.

Chương 4:THƯ PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI CÔLÔSE

Thành phố Côlôse cách Êphêsô 160km. Có thể Hội thánh Côlôse là một trong nhóm những Hội thánh nhánh xuất phát từ Hội thánh Êphêsô mà Phaolô đã thành lập, có chép trong sách Khải huyền (Khải huyền 2,3).

Hội thánh Côlôse ít nhất có ba nan đề. Trước hết, sự tấn công của triết học, tri thức vào đức tin của người Côlôse. Kế đến là chủ nghĩa hợp pháp. Những người Dothái chính thống tin vào Đấng Mêsia ở Côlôse đã cố áp đặt luật Dothái lên các tín hữu sốt sắng ở Côlôse. Cuối cùng, có nhiều người trong Hội thánh Côlôse can dự vào những hành động đáng ngờ như sự hiện hình, thờ lạy đấng phù hộ, và những hiện tượng thần bí khác. Khi những nan đề nầy xuất hiện trong Hội thánh Côlôse, Êphápra, mục sư từ Hội thánh Côlôse, tìm đến Phaolô ở Rôma để hỏi ý kiến. Có thể chuyến viếng thăm đó giục giã Phaolô viết thư nầy cho người Côlôse.

Sách Êphêsô là kiệt tác của Phaolô về chủ đề Hội thán, còn sách Côlôse là kiệt tác của Phaolô về “Đấng Christ của Hội thánh”. Phía triết lý tấn công vào đức tin của người Côlôse chú ý đến thân vị của Chúa Jêsus Christ. Người ta hạ Đấng Christ xuống thấp hơn nhiều những gì bài tín điều xác nhận về Ngài: “Ngài chính là Đức Chúa Trời và đến từ Đức Chúa Trời”. Triết học tấn công vào thần tánh của Chúa Jêsus, vào sự kiện Chúa Jêsus là Emmanuên, “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”. Đó là lý do vì sao Chúa Jêsus chiếm vị trí chủ đề trọng yếu của Phaolô trong thư Côlôse. Trong thư nầy, ông nói: “Nếu bạn có Đấng Christ, bạn có tất cả. Nếu bạn thiếu Ngài, bạn mất tất cả. Nếu Đấng Christ có một chút nào đó trong đời sống bạn, thì Đấng Christ là mọi sự đối với bạn. Và nếu Đấng Christ chưa là tất cả đối với bạn, thì Ngài chưa là gì với bạn cả”.

Ngày nay, trong Hội thánh, tôi nghĩ chúng ta cũng gặp phải những nan đề đã có trong Hội thánh Côlôse. Có những người áp đặt sự ràng buộc của luật pháp trên các tín hữu, đi ngược
với giáo lý dạy rằng chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin, chứ không bởi việc làm. Cũng có người trong Hội thánh chúng ta nghĩ rằng, hễ điều gì thuộc linh là bởi Đức Thánh Linh,và như vậy chúng ta dễ bị thế lực tối tăm tấn công. Đó là những người tự nhận là tín đồ mà lại hướng đức tin mình vào một điều gì đó lạnh lùng và khô cứng như tảng băng. Kế đến,ngày nay, trong Hội thánh chúng ta có người cố làm cho Đấng Christ trở thành một điều gì đó mờ ảo và mơ hồ như hơi nước. Họ làm cho Đấng Christ và lời dạy của Ngài rắc rối đến nỗithậm chí bạn không biết điều đó dạy về gì nữa.

Đây là loại nan đề Phaolô nói đến khi ông viết thư Côlôse. Trong lời dạy sửa sai của Phaolô gởi cho người Côlôse, chúng ta tìm được sự áp dụng có thể dùng để giải quyết các nan đề tương tự trong Hội thánh chúng ta ngày nay.

Trong chương một, Phaolô đưa ra một số lời tuyên bố rõ ràng nhất trong Tân ước về Đấng Christ là ai. Phaolô viết về Đấng Christ: “Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đúng vững trong Ngài. Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu, sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng”(Côlôse 1:15-18).

Bạn có hiểu Phaolô giới thiệu Đấng Christ như thế là để bác bỏ triết thuyết tấn công vào nhân tánh và thần tánh của Chúa Jêsus không?

Để biết Đấng Christ là ai, cũng hãy xem xét điều Phaolô dạy chúng ta Đấng Christ đã làm gì. “Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài, trong Con đó chúng ta có sự cứu chuộc”(c.13-14). Đó chẳng phải là lời tuyên bố kỳ diệu của Tin lành và của công việc Đấng Christ đã làm hay sao?

Trong chương một, Phaolô cũng nói với người Côlôse cách để hưởng được lợi ích trong điều Đấng Christ đã làm: “Điều kiện duy nhất là bạn hãy tin trọn vẹn vào lẽ thật, đứng vững vàng, tin chắc về Tin lành mà Chúa Jêsus đã chịu chết vì bạn, và không bao giờ dời khỏi sự trông cậy Ngài là Đấng đã cứu bạn” (c.22-23).

Bạn có nhận biết Đấng Christ là ai và đã làm gì cho bạn không? Bạn có biết cách để thích hợp với những gì Đấng Christ đã làm vì bạn không?

Tiếp theo, hãy xem điều Phaolô chỉ cho bạn cách sống trong Đấng Christ. Phaolô viết: “Anh em đã nhận Đức Chúa Jêsus Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy. Hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ”(2:6-7). Đó là lời tuyên bố mang tính thực tiễn về cách sống trong Đấng Christ và kết quả của việc sống cho Đấng Christ đem lại.

Trong chương hai, Phaolô sẽ cho biết về những gì chúng ta có được trong Đấng Christ: “Anh em lại nhờ Ngài mà có được đầy dẫy mọi sự, vì Ngài là đầu của mọi quyền cai trị và mọi thế lực. Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Đấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta. Anh em đã bởi phép báptem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời, là Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại”(c.9-12). Phaolô nói những lời nầy cho những người duy luật, là người đã dạy người Côlôse phải chịu cắt bì để được cứu.

Thư Côlôse bày tỏ cái nhìn thuộc linh sâu nhiệm. Một trong những bí quyết của đời sống thuộc linh của Phaolô là sự cầu nguyện. Bằng cách làm gương, ông cho thấy tầm quan trọng
của việc cầu nguyện mà Chúa Jêsus đã thực hiện. Hãy nhìn vào sự cầu nguyện của Phaolô cho những người trung tín trong Hội thánh Côlôse và so sánh với sự cầu nguyện của bạn. Rồi
hãy học hỏi để cầu nguyện như Phaolô,tin rằng Đức Chúa Trời nghe, nhậm lời, và sẽ giúp bạn hiểu cũng như đi theo đường lối Ngài.

Chương 5:THƯ THỨ NHẤT PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI TÊSALÔNICA

Chủ đề trong thư Phaolô gởi cho người Têsalônica là Sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ. Đề tài này rất quan trọng đối với các tín hữu Têsalônica vì Phaolô dạy họ lẽ thật này dù ông ở cùng họ chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong sách Công vụ có sự mô tả rất hay về cách Hội thánh Têsalônica được thành lập (Công vụ 17:1-15). Những câu này cũng giúp chúng ta hiểu chức vụ đặc biệt của Phaolô trong thành phố khi Hội thánh này được thành lập. Hội thánh năng động này được thành lập chưa đầy một tháng, vì Phaolô chỉ ở với họ trong ba ngày Sabát. Dù Phaolô vào nhà hội giảng dạy, nhưng người theo đạo đầu tiên ở Têsalônica không phải là người Dothái, mà là những người Hylạp có địa vị cao. Kết quả là người Dothái tỏ ghen ghét Phaolô. Họ tố cáo ông nhiều đến nỗi ông phải rời khỏi thành phố, trước nhất đi đến Bêrê, rồi đến Côrinhtô, nơi ông viết lá thư đầu tiên gởi cho người Têsalônica. Timôthê và Sila còn ở lại Têsalônica, sau đó mới gặp lại Phaolô.

Phaolô chắc hẳn đã nhấn mạnh về sự trở lại lần thứ hai của Đức Chúa Jêsus Christ khi ông trải qua ba tuần ở Têsalônica. Khi Timôthê gặp lại Phaolô ở Côrinhtô, ông nói lại việc các tín hữu ở Têsalônica. Ông cho Phaolô biết mặc dù các môn đồ Têsalônica mạnh mẽ trong Chúa, nhưng người Dothái tố cáo họ đến nỗi nhiều tân tín hữu này đã phải chết.

Timôthê cũng cho Phaolô biết rằng người Têsalônica có nhiều thắc mắc về giáo lý tái lâm của Phaolô. Họ rất quan tâm về những người yêu dấu của họ, đã chịu chết qua những sự bắt bớ. Họ có thể nào bị hụt mất ơn phước khi Chúa Jêsus Christ trở lại với Hội thánh của Ngài không?

Trong tình huống đó, hãy xem lời của Phaolô, hướng về sự tái lâm của Chúa Jêsus và sự Cất lên của Hội thánh. Sự Cất lên của Hội thánh là sự dạy dỗ về việc các tín hữu sẽ được “Cất lên” trên trời trước khi Chúa Jêsus trở lại. Phaolô bày tỏ cho chúng ta tấm lòng tràn ngập yêu thương đối với tín hữu Têsalônica bị bắt bớ khi ông viết: “Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ Lời Chúa mà rao bảo cho anh em: Chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau”(ITêsalônica 4:13-18).

Đây là một trong những phân đoạn quan trọng của Kinh thánh về sự tái lâm của Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy xét xem gánh nặng trong lòng Phaolô khi ông viết lên phân đoạn này.

Là một giáo sư vĩ đại, Phaolô không muốn những người này buộc tội những tân tín hữu ở Têsalônica là thiếu hiểu biết về một số sự kiện trong sự tái lâm của Chúa Jêsus (c.13).

Vì Phaolô là nhà truyền giáo vĩ đại, nên ông không muốn những người Têsalônica này bị mất đức tin, về cơ bản, ông viết, nếu chúng ta tin Chúa Jêsus đã chếât và sống lại, thì chúng
ta có thể tin vào sự sống lại của những người thân yêu đã chết (c.14). Kế đến, ông cho họ biết chi tiết cụ thể về sự Cất lên của Hội thánh.

Vì Phaolô là một nhà tiên tri vĩ đại, nên ông không muốn những người Têsalônica không có Lời Chúa. Ông viết rằng ông đã nói với họ “Nhân Danh Lời của Đức Chúa Trời” (c.15).
Cuối cùng, vì Phaolô là một người chăn bầy vĩ đại, nên ông không muốn những người yêu dấu này không có sự trông cậy hoặc an ủi. Có lẽ đây là động lực căn bản của Phaolô để
chia sẻ lẽ thật này cho người Têsalônica, vì họ quan tâm đến những người thân yêu đã bị giếât của họ. Ông viết: “chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết”(4:16). Sự Cất lên của Hội thánh là lời dạy quan trọng nhất trong phân đoạn Kinh thánh sống động này. Phaolô viết một điều tương tự cho người Côrinhtô (ICôrinhtô 15:51-52). Chúa Jêsus dạy điều tương tự thế này trong bài giảng trên núi Ôlive (Mathiơ 24:40-41).

Phaolô dạy ý nghĩa thực tế về niềm tin trong sự tái lâm của Đấng Christ ngay từ phần đầu của Têsalônica. Trong phần chào thăm, ông viết: “Chúng tôi hằng vì anh em tạ ơn Đức Chúa Trời, thường nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện; vì trước mặt Đức Chúa Trời là Cha, chúng tôi nhớ mãi về công việc đức tin anh em, công lao của lòng yêu thương anh em, sự bền đỗ về sự trông cậy của anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”.

Phaolô có lý do khi chú tâm đến “Công việc của đức tin” và “Công lao của lòng yêu thương” của họ, khi ông viết cho Hội thánh này. Vì người Têsalônica chưa hiểu lời dạy của Phaolô về sự tái lâm của Chúa Jêsus, nên hình như có một số người không chịu làm việc. Họ nghĩ rằng sự tái lâm của Chúa Jêsus sắp xảy ra, đến nỗi họ ngồi suốt ngày để chờ Chúa đến. Phaolô khuyên cách tế nhị rằng nếu anh em tin vào sự tái lâm của Chúa Jêsus, thì anh em cần phải dự phần vào công lao của tình yêu thương vì Đấng Christ.

Têsalônica thứ nhất, chương hai cho chúng ta một hình ảnh đẹp về Phaolô, một nhà truyền giáo điển hình. Quan sát sự can đảm, dạn dĩ, chân thật, thẳng thắn và trung tín của Phaolô
với Đức Chúa Trời và với Lời Ngài. Ông cho người Têsalônica biết mục đích sống của ông là mong họ được tăng trưởng về phần thuộc linh (2:1-12).

Trong chương ba, chúng ta tìm thấy lý do lá thư này được viết ra khi Phaolô viết:“Vậy, không thể đợi lâu hơn nữa, nên tôi đã sai Timôthê đi, để cho biết đức tin anh em ra làm sao, e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh em, mà công phu của chúng tôi trở nên vô ích chăng. Nhưng Timôthê ở nơi anh em mới trở về đây, có thuật cho chúng tôi tin tốt về đức tin cùng lòng yêu thương của anh em. Người lại nói rằng anh em thường tưởng nhớ chúng tôi, và ao ước gặp chúng tôi, cũng như chính chúng tôi ước ao gặp anh em vậy.

Hỡi anh em, như vậy thì ở giữa mọi sự gian nan khốn khó của chúng tôi, anh em đã lấy đức tin mình mà làm một cớ yên ủi cho chúng tôi đó. Vì hiện nay chúng tôi sống, là tại anh em đứng vững trong Chúa”(3:58). Đó là một cái nhìn tuyệt đẹp về tấm lòng bao la của Phaolô, nhà truyền giáo, người chăn bầy, giáo sư và trước giả của nửa quyển Tân ước. Bạn có tin vào sự cất lên của Hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ không? Sứ đồ Phaolô chia sẻ điều này với chúng ta vì ông muốn chúng ta được an ủi. Đừng đánh mất sự an ủi đã được tìm thấy trong giáo lý về sự Cất lên của Hội thánh. Đó là niềm hy vọng phước hạnh của tất cả các tín hữu, và là sự trông cậy duy nhất của thế gian này.

Trong chương bốn, trước hết Phaolô cho một số nhận định về thời điểm của sự tái lâm, kế đến ông trở nên rất thực tế bằng sự nhấn mạnh giáo lý nầy cách căn bản và rõ ràng. Ông viết: “Vả lại, hỡi anh em, anh em đã học nơi chúng tôi phải ăn ở cách nào cho đẹp ý Đức Chúa Trời, và điều đó anh em đã làm rồi, thì chúng tôi nhân Đức Chúa Jêsus xin và cầu anh em phải đi luôn theo đường ấy càng ngày càng tới. Anh em biết rõ chúng tôi đã bởi Đức Chúa Jêsus mà truyền cho anh em những điều răn nào. Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế”(4:1-3).

Trong phân đoạn này, dường như Phaolô muốn nói chúng ta đừng nên tìm biếât thời điểm chính xác về sự Đấng Christ trở lại, Tuy nhiên, Phaolô tiếp tục nói: “Mỗi người phải biếât giữ thân mình cho thánh sạch và tôn trọng, chẳng bao giờ sa vào tình dục luông tuồng như người ngoại đạo, là kẻ không nhìn biết Đức Chúa Trời. Chớ có ai phỉnh phờ anh em mình, hay là làm hại anh em bất kỳ việc gì, vì Chúa là Đấng báo oán những sự đó, như chúng tôi đã nói trước cùng anh em và đã làm chứng”(4:4-6).

Bên cạnh sự Cất lên của Hội thánh, còn có những sự kiện chúng ta cần biết về sự tái lâm, như là Vương quốc một ngàn năm (Khải huyền 20:4-6). Một số người tin điều đó theo nghĩa đen; một số người lại nhìn theo nghĩa bóng. Nếu bạn nói rằng Vương quốc là một Vương quốc theo nghĩa bóng hoặc thuộc linh, thì bạn thuộc trường phái gọi là “Vô thiên hy niên”. Nếu bạn tin rằng Chúa Jêsus Christ trở lại trước khi Ngài thiết lập triều đại của mình trong một ngàn năm trên đất, thì quan điểm của bạn được gọi là “Tiền thiên hy niên”. Nếu bạn tin rằng mọi điều sẽ càng trở nên tốt hơn để Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ trở thành hiện thực ngay trên đất này, và tại thời điểm đó, Chúa Jêsus Christ sẽ tái lâm thì quan điểm của bạn được gọi là “Hậu thiên hy niên”. Cũng có những người nói quan điểm của họ là “Toàn thiên hy niên”, vì họ tin “mọi sự” điều sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, dù quan điểm thần học của bạn là thế nào đi nữa, thì phần áp dụng của Phaolô trong thư ITêsalônica cũng vẫn rấât thực tế, nhất là phần cuối của chương năm (5:12-22). Ở đây Phaolô cho chúng ta một loạt những mệnh lệnh về thái độ và hành động của các tín hữu nên có trước sự kiện Chúa Jêsus tái lâm.
Có hai lẽ thật quan trọng mà chúng ta nên học và áp dụng cho đời sống chúng ta là từ thư Têsalônica thứ nhất. Trước tiên, Chúa Jêsus sẽ trở lại; thứ hai, chúng ta được dự phần vào công việc yêu thương vì cớ Ngài trong khi chúng ta trông đợi sự trở lại của Ngài.

Chương 6:THƯ THỨ HAI PHAOLÔ GỞI CHO NGƯỜI TÊSALÔNICA


Thư Têsalônica thứ nhì rất ngắn và được viết ngay sau thư thứ nhất. Chương một và ba của Têsalônica thứ nhì cũng có nhiều vấn đề như thư thứ nhất. Vì đây là bài khảo sát của cả hai thư, nên tôi sẽ không bình luận về chiều sâu của hai chương nầy. Bạn nên đọc và nghiên cứu chúng thật cẩn thận, tuy nhiên, chương chìa khóa của thư Têsalônica thứ nhì lại là chương hai.

Ở chương hai, Phaolô trả lời một số câu hỏi và bàn đến vấn đề rối rắm của Hội thánh non trẻ ở Têsalônica. Ông viết: “Luận về sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và về sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài, thì hỡi anh em, xin chớ vội bối rối và kinh hoảng hoặc bởi thần cảm giả mạo, hoặc bởi lời nói hay là bởi bức thơ nào tựa như chúng tôi đã gởi mà nói rằng ngày Chúa gần đến”(2:1-2).

Ở đây, Phaolô muốn phân biệt giữa sự Cất lên của Hội thánh, điều ông đã nói với họ trong Têsalônica thứ nhất chương bốn, và Ngày của Chúa, một sự kiện được các tiên tri nhưGiôên, Sôphôni, và Xachari nói đến. Trong Phierơ thứ nhì chương ba, Phierơ cũng nói trước sự kiện nầy.

Sự Cất Lên của Hội thánh và Ngày của Chúa không phải là hai sự kiện tương tự. “Ngày lớn và kinh khiếp của Chúa”, như đôi khi cũng được gọi như vậy, là biến động lớn đầy chấn động và có tính toàn cầu. Sự cất lên của Hội thánh là một biến cố khi Hội thánh được cất ra khỏi thế giới này. Người sẽ được đem đi, còn kẻ thì bị để lại, theo như lời của Chúa Jêsus (Mathiơ 24:40-41).

Bây giờ bạn có thể thấy vì sao người Têsalônica bị bối rối. Trong thư Têsalônica thứ nhì, Phaolô làm sáng tỏ sự khác biệt giữa sự Cất lên của Hội thánh và Ngày của Chúa.

Tóm tắt

Đây là trọng tâm của lẽ thật sâu sắc Phaolô chia sẻ về các sự kiện phải xảy ra trước Ngày Chúa đến. Phaolô dạy rằng Ngày của Chúa không thể đến cho tới khi quyền lực vô luật pháp, điều luôn luôn hành động qua Satan và bây giờ bị kiềm chế bởi quyền lực của Đấng Christ, được cho phép tự do cai trị trên đất. Khi điều đó xảy ra, người ta mê mãi chạy theo tội lỗi. Đây sẽ là thời kỳ kinh khiếp. Người sẽ dấy lên đểcai trị thế giới vào lúc đó là người Kinh thánh gọi là Christ giả. Christ giả sẽ tìm cách chiếm chỗ của Đấng Christ thật, chiến đấu chống lại Ngài và tất cả những ai yêu mến và đi theo Ngài.

Có người tin rằng Hội thánh sẽ trải qua thời kỳ đại nạn trên đất, trong khi những người khác thì không tin. Ở Têsalônica thứ nhất, Phaolô viết: “Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Đấng đã chết vì chúng ta, hầu cho chúng ta hoặc thức hoặc ngủ, đều được đồng sống với
Ngài”(5:9-10). Dựa vào hai câu này, nhiều học giả Kinh thánh Tiền thiên hy niên tin rằng Đức Chúa Trời sẽ không tuôn đổ cơn thạnh nộ trên dân Ngài như trong ngày đại nạn. Qua sự
Cất lên, Ngài sẽ giải cứu dân Ngài và trút đổ sự thạnh nộ của Ngài trên thế giới vô tín.

Bạn có được yên ủi qua những lời này không? Nếu bạn biết Đức Chúa Jêsus Christ là Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa sẽ đến, Ngài sẽ cai trị và cầm quyền mãi mãi, thì những lời này của Phaolô là những lời đầy hy vọng và an ủi. Nếu Chúa Jêsus không phải là Cứu Chúa của bạn, thì đây là những lời phán xét. Hãy tin cậy Jêsus là Cứu Chúa của bạn. Hãy tuyên thệ trung thành với Ngài là Chúa của bạn ngay bây giờ để những lời này sẽ trở thành niềm hy vọng phước hạnh cho bạn – và là lời an ủi lớn lao đối với bạn.

Chương 7:THƯ THỨ NHẤT PHAO LÔ GỞI CHO TIMÔTHÊ

Thư I & II Timôthê và Tít là những “thư tín mục vụ” của Phao lô, vì những thư nầy được gởi cho hai người Phao lô đã tuyển mộ và huấn luyện để trở thành mục sư. Phao lô viết ITimôthê và Tít cùng một thời điểm, và hai thư nầy rất giống nhau. Về sau, trong tình cảnh cực kỳ khó khăn của lần ở tù thứ nhì tại Rôma, ông viết thư thứ hai cho Timôthê, lá thư ghi lại những lời cuối cùng của mình. Do đó, chúng ta sẽ xem xét thư I Timôthê, rồi đến Tít, lá thư ngắn ngủi Phao lô gởi cho Philêmôn, và kết thúc phần thảo luận của các lá thư của Phao lô cùng với II Timôthê.

Timôthê được Phao lô đặt ở vị trí chiến lược để làm mục sư của Hội Thánh Êphêsô. Tít được đưa đến đảo Cơrết. Khi chúng ta đọc thư gởi đến cho Timôthê và Tít, chúng ta thấy hai tính cách khác nhau nổi bật lên.

Rõ ràng Timôthê là một thanh niên, có lòng thương xót, nhạy cảm, là người được Phao lô nêu lên như là một mục sư mẫu mực về sự yêu thương và chăm sóc. Timôthê có lẽ cũng có
nhút nhát một chút, vì ông cần sự thúc đẩy của Phao lô để trở nên dũng cảm và quyết đoán hơn.

Hình ảnh của Tít nổi bật khác xa với Timôthê trong thư của Phao lô. Tít là người lớn tuổi, có vẻ rất chín chắn và vững vàng. Chúng ta biết điều nầy qua công tác Phao lô giao cho ông. Chẳng hạn như, Phao lô nhờ Tít trao tận tay những lá thư có nội dung sửa dạy những nan đề lớn trong Hội Thánh Côrinhtô. Ông cũng có kế họach đưa Tít đến đảo Cơrết, là nơi rất khó để thành lập và chăn dắt một Hội Thánh. Người Cơrết thì không thân thiện, rất hung dữ, và khó tính. Có lẽ Tít là người thích hợp nhất mà Phao lô đưa đến để đương đầu với những thách thức khó khăn trong chức vụ.

Có mối quan hệ rất gắn bó giữa Phao lô và Timôthê, mối quan hệ cha-con trong công việc của chức vụ. Chúng ta có thể đoán rằng khi Phao lô dạy tại trường Tyranút ở Êphêsô,Timôthê là học viên của ông. Tuy nhiên, Timôthê lại gặp Phao lô lần đầu tiên tại Líttrơ (Công vụ 16:1). Có lẽ Timôthê có mặt trong lúc Phao lô bị ném đá và bị bỏ cho chết ở thành đó.

Thử tưởng tượng, khi Phao lô vẫn sống sau cuộc công kích cách kỳ diệu, thì biến cố đó ắt hẳn tác động mạnh đến một cậu trai trẻ như Timôthê! Tôi có ý nghĩ là khi Timôthê thấy lòng
can đảm và uy tín của Phao lô, thì ông giống như thần tượng của cậu. Timôthê bổ nhiệm Timôthê ở Líttrơ trong chuyến hành trình thứ ba của ông, vì, từ đó trở đi, Timôthê được nói đến như là người thuộc nhóm truyền giáo của Phaolô.

Các học giả tin rằng Phaolô viết thư I Timôthê sau khi ông được phóng thích khỏi lần ở tù đầu tiên tại Rôma. Mục đích của thư nầy là chính Timôthê phải biết Hội thánh Đức Chúa Trời phải hoạt động thế nào, vì Hội thánh vốn là cột trụ và nền của lẽ thật, được Đức Chúa Trời thiết lập để thực hiện chức năng. Trong cơ chế về phẩm trật Hội thánh trong thư Tít,Phaolô nhấn mạnh đặc tính của người lãnh đạo Hội thánh phải có (ITimôthê 3:1-13).

Nhiều người tin Hội thánh là “trạm cứu rỗi linh hồn”. Nhưng, trong thực tế, Hội thánh được định ra để trở nên căn cứ hiệu quả cứu linh hồn, là trung tâm mà từ đó, lẽ thật Tin lành được công bố bởi các nhân sự năng động về thuộc linh.

Nếu Hội Thánh địa phương muốn là trung tâm của lẽ thật, thì phải có những tiêu chuẩn thuộc linh nhất định cho tất cả các thành viên, và đặc biệt là người lãnh đạo của Hội Thánh.
Khi bạn xem hết thư nầy, bạn sẽ tìm thấy nhiều lẽ thật khác được nhấn mạnh. Chúng được gọi là “những lời đáng tin” của sứ đồ Phao lô. Khi viết cho các mục sư nầy, đôi lúc ông
muốn nói: “Đây là lời đáng tin và đáng được tiếp nhận về mọi phương diện”. Điều ông ngụ ý là: “bây giờ tôi nói một điều rất quan trọng”.

Lời nói đáng tin thứ nhất của Phao lô với Timôthê là: “Đức Chúa Giêxu Christ đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, trong đó ta là đầu”(I Timôthê 1:15). Điều Phao lô nói ở đây là Chúa ban tấm gương cho những tội nhân. Đôi khi, người ta nghĩ rằng họ là những tội nhân không phương cứu chữa. Đối với những người nầy, Phao lô thật sự muốn nhấn mạnh “Chúa Giêxu đã cứu những tội nhân xấu xa nhất trên thế gian nầy. Khi Đức Chúa Giêxu Christ cứu tôi, là Ngài cứu tội nhân xấu xa nhất từng sống trên đất. Nếu Ngài có thể cứu tôi, thì chắc chắn Ngài cũng sẽ cứu bạn!” Phao lô không chỉ nói cách khiêm tốn, vì ông đã bắt bớ Hội Thánh, nên ông thật sự xem mình là tội nhân hàng đầu.

Trong chương hai, khi Phao lô nói với Timôthê cách Hội Thánh thể hiện chức năng ngày nầy qua ngày khác, ông đưa sự cầu nguyện lên ưu tiên hàng đầu của Hội Thánh (I Timôthê 2:1). Khi Phao lô dạy mọi người đều phải cầu nguyện, ông đề ra một kiểu cầu nguyện cụ thể. Bạn có thể gọi là “lời cầu nguyện truyền giáo”. Đó là lời cầu nguyện cho mọi người vì Đức Chúa Trời “muốn mọi người đều được cứu” (c.4).

Hội Thánh là cột trụ và căn cứ mà từ đó lẽ thật của Tin lành được rao ra (I Timôthê 3:15). Lẽ thật Tin lành nầy phải được rao ra bằng lời cầu nguyện, vì chỉ có Đức Thánh Linh mới có thể làm cho người ta trở nên môn đồ của Chúa. Theo Phao lô, sự cầu nguyện trong Hội Thánh phải là ưu tiên hàng đầu của mục sư (2:1).

Quản Trị Tin Kính

Thư I Timôthê và Tít là sách chính thức về phẩm trật Hội Thánh cho tất cả các Hội Thánh. Phao lô truyền dạy nhiều vấn đề thiết thực với sắc thái địa phương trong những thư mục vụ nầy. Ông cũng truyền dạy những nguyên tắc siêu văn hóa (những nguyên tắc nầy không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa) và sẽ áp dụng qua mọi thế hệ của Hội Thánh. Ví dụ như, có một phân đoạn làm cho Phao lô bị nhiều phụ nữ ngày nay không thích. Phao lô viết: “Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc,vàng, châu ngọc, và áo quần quý giá, nhưng dùng việc lành, theo lẽ đương nhiên của người đàn bà tin kính Chúa. Đàn bà phải yên lặng mà nghe dạy, lại phải vâng phục mọi đàng. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng”(I Timôthê 2:9-12).

Đó là cách mà bản Living Bible diễn dịch phân đoạn nầy. Còn bản King Jame chép: “Tôi không chịu một người đàn bà dạy dỗ hay chiếm quyền của đàn ông”.

Ở đây Phao lô không có ý nói đàn bà không thể được giao việc. Dường như ông có ý rằng, trong mọi bức thư ông luôn nói: Có một thứ tự thiêng liêng, trong đó, người nam là đầu của gia đình, Đấng Christ là Đầu của người nam và người nam là đầu của người nữ. Điều nầy có nghĩa là, giống như Đấng Christ giám sát và chăn dắt Hội Thánh thể nào, thì người nam cũng giám sát và chăm sóc vợ con mình như vậy, người nam cũng làm điều đó cho Hội Thánh địa phương của mình.

Rõ ràng Kinh Thánh giao cho người nam trách nhiệm trở nên người lãnh đạo gia đình và Hội Thánh. Kinh Thánh dạy sự bình đẳng hoàn toàn giữa phái nam và nữ dưới mắt Đức Chúa Trời, nhưng Kinh Thánh không dạy bình đẳng về vai trò và chức năng của nam và nữ. Kinh Thánh nói rằng: “Đức Chúa Trời dựng nên người nam và người nữ”, và Ngài giao cho mỗi người vai trò, trách nhiệm, và chức năng riêng.

Theo tôi, người nữ có thể làm bất cứ công việc nào trong phạm vi Hội Thánh địa phương miễn là người nữ đó phải chịu dưới quyền của trưởng lão và người lãnh đạo Hội Thánh. Do đó, tôi thấy không có lý do gì người nữ không thể trở thành mục sư của Hội Thánh địa phương,dưới quyền của trưởng lão, cũng như mục sư nam dưới quyền của mục sư lão thành Điều đó đưa chúng ta đến một chủ đề quan trọng khác nữa trong các thư mục vụ nầy. Trong thư I Timôthê, bạn sẽ tìm được nhiều lời dạy về phẩm chất, vai trò, và trách nhiệm của các chức viên Hội Thánh. Trưởng lão có trách nhiệm điều hành, giám sát, hoặc chăn dắt bầy của Đức Chúa Trời. Một chức vị khác của ban điều hành Hội Thánh là chấp sự. Chấp sự phục vụ. Họ có thể phục vụ trong các việc thuộc linh hoặc những công việc vật chất khác, nhưng họ không có trách nhiệm cai quản hoặc giám sát. Hai loại công việc nầy của ban điều
hành Hội Thánh được giới thiệu đầu tiên với chúng ta trong chương 6 của sách Công vụ.

Các chức viên nầy cũng được nói đến trong sách về tổ chức Hội Thánh như I Timôthê và Tít. Trong đó có nêu lên phẩm chất của các chức viên. Một trong những lý do vì sao Hội Thánh ngày nay không có hiệu lực, là do chúng ta không tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn đã xác định dành cho các thành viên trong Hội Thánh, và thậm chí có các tiêu chuẩn cao hơn cho các vị lãnh đạo Hội Thánh. Phương cách quan trọng nhất để Hội Thánh công bố Tin lành trong bất kỳ thế hệ nào là qua đời sống của các vị lãnh đạo và các thành viên của Hội Thánh.

Nếu bạn là một trưởng lão trong Hội Thánh mình, hãy đọc cẩn thận với tinh thần cầu nguyện về các tiêu chuẩn dành cho trưởng lão trong các thư mục vụ của Phao lô, và cầu xin Đức
Chúa Trời ban cho bạn ân điển để đáp ứng các tiêu chuẩn đó.

Phao lô nhấn mạnh sự kiện các trưởng lão phải là các vị lãnh đạo trưởng thành và có phẩm chất thuộc linh. Phẩm chất thường bị hiểu sai lầm nhất là “chồng của một vợ” (c.2). Nghĩa đen của cụm từ nầy là “người đàn ông của một người đàn bà”, hoặc là người đàn ông chỉ có một vợ. Sau khi nghiên cứu những từ nầy trong nguyên ngữ, tôi không nghĩ chúng có nghĩa
là người đàn ông nầy không bao giờ có thể có người vợ nào khác, nhưng là trong hiện tại, ông chỉ sống với một người đàn bà mà thôi.

Xem xét tiêu chuẩn của chấp sự thì cũng cao như tiêu chuẩn của các trưởng lão, và những phẩm chất dành cho vợ của các vị lãnh đạo cũng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe như vậy. Đây là sự nhấn mạnh quan trọng nhất trong sách I Timôthê và Tít.

Trong thư nầy, Phao lô sẽ cảnh giác Timôthê về sự bội đạo, nghĩa là “xa rời khỏi điều anh em đã tin nhận”. Phao lô báo trước trong những ngày cuối cùng sẽ có sự bội đạo lớn. Ở đây sự bội đạo đến trong hai phương diện – “linh cám dỗ” và “giáo lý của quỷ dữ”(I Timôthê 4:1).“Linh cám dỗ” có nghĩa là không phải mọi điều thuộc linh đều là của Đức Thánh Linh.

Nhiều người không nhận ra sự khác biệt đó: Họ sẵn sàng đón nhận tất cả nhưng điều ở thế giới thần linh mà không nhận biết có nhiều linh dụ dỗ người ta rời bỏ đức tin.

Hình thức thứ hai của sự bội đạo được Phaolô gọi là “giáo lý của quỷ dữ”. Lời của Đức Chúa Trời là giáo lý chúng ta phải giảng dạy trong Hội thánh. Tuy nhiên, cũng có những giáo lý giả – “giáo lý của quỷ dữ”. Nhưng giáo lý nầy không tìm thấy trong Kinh thánh, và chúng không đến từ Đức Chúa Trời. Chúng đến từ ma quỷ, và nhiều người bị lừa gạt bởi nhưng giáo lý giả không có trong Kinh thánh nầy. Người của Đức Chúa Trời không bao giờ được đặt niềm tin của mình vào những lời không có trong Kinh thánh.

Rõ ràng Timôthê có kinh nghiệm khi ông được phong chức. Điều ngụ ý ở đây là khi các trưởng lão đặt tay trên Timôthê, có một điều gì đó được truyền sang cho ông. Về cơ bản,Phaolô viết: “Hãy tuân giữ hết mọi điều con đã nhận khi được phong chức”. Tôi nghĩ ông muốn nói giống như vậy đến ân tứ khi ông viết: “Hãy tập trung vào việc con đọc, việc con
giảng và dạy dỗ” (c.13-16).

Phaolô dành một số lời khuyên cho Timôthê về mối quan hệ của ông với anh em trong thân của Đấng Christ. Phaolô khuyên Timôthê là đừng đối xử như mục sư với con chiên. Thay vì vậy, Phaolô dạy Timôthê quan hệ với gia đình của Đức Chúa Trời như thể họ là nhưng người thân trong gia đình thuộc thể của mình (ITimôthê 5:1-2). Đây không phải là mối quan hệ “có tính cách chuyên môn”, nhưng là mối quan hệ gia đình đầy lòng quan tâm và thân mật.

Phaolô dặn dò Timôthê một số điều về việc tuân thủ tiêu chuẩn hết sức nghiêm nhặt dành cho vị trí một người trưởng lão. Phaolô bảo Timôthê nếu một trưởng lão phạm tội (đương nhiên là chính họ), thì họ nên bị khiển trách công khai, vì chức vụ của họ là công khai. Phaolô cảnh báo Timôthê đừng thiên vị về việc dùng kỷ luật trong Hội thánh, cho dù người bị
khiển trách đó là bạn thân của chính mình cũng vậy. Về cơ bản, Phaolô viết: “Đừng xem nhẹ chức vụ nầy, Timôthê. Con sẽ cứu mình ra khỏi nhiều tai họa nếu như con cầu nguyện một
thời gian dài trước khi bổ nhiệm một người và vị trí lãnh đạo” (I Timôthê 5:1725).

Mặc dù sự quan tâm hàng đầu của Phaolô có liên quan đến tính cách của người lãnh đạo Hội thánh, trong chương sáu, ông còn đưa ra những lời khuyên khác nữa. Chẳng hạn như,
Phaolô cho Timôthê những lời khuyên thực tiễn về vấn đề nô lệ. Ông bảo Timôthê dạy người nô lệ phải tôn kính chủ để danh Đức Chúa Trời không bị sỉ nhục (c.1). Phaolô có đủ óc
thực tế để biết rằng vấn đề xã hội về nô lệ không dễ gì chấm dứt. Nhiều tín hữu đầu tiên là nô lệ, và vì họ vẫn chưa được giải phóng trên đất nầy, nên Phaolô bày tỏ cho họ cách sống
trong cảnh nô lệ. (tới đây là đã sửa xong ở nhà)

Trong chương nầy, chúng ta cũng tìm thấy một phân đoạn đáng lưu ý nói về lợi ích và sự tin kính. Điểm nhấn mạnh trong nền văn hóa của chúng ta là đặt giá trị cao đối với điều ích lợi. Từ ngày bước chân đến trường, thì đứa bé đã được dạy đặt giá trị của nó qua những thành tích. Tuy nhiên, ở tuổi trưởng thành, điều nầy lại chưa đủ để thành công. Có nhiều người đã đạt đến mức giỏi nhất trong lãnh vực của mình, nhưng không hề tìm được bình an, thỏa lòng, hay hạnh phúc qua sự thành đạt của mình. Tôi nghĩ người ta đáng phải nghe lời Phaolô nói: “Tin kính và thoả lòng là một lợi lớn”(c.6).

Rồi Phaolô tiếp tục đưa ra những lời khuyến cáo liên quan đến chủ nghĩa vật chất khi ông viết: “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta và sự huỷ diệt hư mất. Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác”.

Phaolô khuyên giục mạnh mẽ để Timôthê tránh khỏi những điều vật chất và tìm kiếm sự công bình (c.11).

Kế đến Phaolô cho Timôthê lời khuyên để nhắn lại với những người giàu: “Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng” (c.17).

Kinh thánh không nói giàu là sai. Nhiều nhân vật tin kính trong Kinh thánh rất giàu, như Ápraham, Gíop và vua Đavít. Điều quan trọng là động cơ phía sau sự theo đuổi vật chất và thái độ đối với của cải. Những người giàu nên dùng tiền để làm việc lành, luôn vui lòng giúp đỡ người nghèo. Phaolô gọi hình thức ban cho đó là cách đầu tư an toàn duy nhất vào cõi đời đời (c.18-19).

Những lời thách thức của Phaolô cho Timôthê và chúng ta là chúng ta phải “tập tành sự tin kính”, vì sự tin kính sẽ đem ích lợi cho chúng ta cả đời nầy lẫn đời sau (I Timôthê 4:8).

Bạn có đang tập tành gây dựng sự tin kính trong đời sống mình không? Nền văn hóa của chúng ta dạy chúng ta theo đuổi lợi lộc. Phaolô khuyên giục chúng ta theo đuổi sự tin kính. Bạn đang theo đuổi lợi lộc, hay đang theo đuổi sự tin kính?

Chương 8:THƯ PHAOLÔ GỞI CHO TÍT

Sự nhấn mạnh trong thư Phaolô gởi cho Tít đó là sự giám sát tin kính đồng nghĩa với người giám thị tin kính. Phaolô dường như muốn nói: “Tít, cách duy nhất con có thể thành lập Hội thánh ở Cơrết là phải có người giám thị tin kính, người sẽ tô điểm cho lời dạy của Đức Chúa Trời bằng đời sống nên thánh của mình”. Thành ngữ: “Tô điểm cho lời dạy bằng sự tin kính” là chủ đề của điều Phaolô viết cho Tít trong sổ tay chức vụ của người hầu việc Chúa về việc thành lập Hội thánh ở chốn khó khăn.

Phaolô nói với Tít: “Ta đã để con ở lại Cơrết đặng sắp đặt mọi việc chưa thu xếp, và theo như ta đã răn bảo cho con mà lập những trưởng lão trong mỗi thành”(1:5). Tít, người được Phaolô nhờ giải quyết nan đề, được hướng dẫn sửa sai khuyết điểm trong Hội thánh. Bạn có cảm giác rằng một số nan đề trong Hội thánh ở Cơrết cũng giống những nan đề Phaolô đã đương đầu trong Hội thánh Galati. Những người Dothái tin Đấng Mêsia dạy các tín hữu ở Cơrết là họ phải chịu phép cắt bì để trở nên môn đồ đích thực của Chúa Jêsus. Những người khác nữa dạy họ cốt chỉ để nhận tiền mà thôi. Đây là hai trong những nan đề Phaolô muốn Tít bàn đến.

Phân đoạn quan trọng nhất trong thư mục vụ diễn tả ba lần hiện ra, hoặc sự xuất hiện của Đức Chúa Trời, qua Đức Chúa Jêsus Christ, trên đất nầy. Hãy xem liệu bạn có thể tìm chúng trong những câu nầy, là một trong những lời tuyên bố tốt đẹp nhất của Tin lành trong Tân ước:“Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình,nhân đức, đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành. Hãy dạy các điều đó, lấy quyền đầy đủ mà khuyên bảo quở trách. Chớ để ai khinh dể con”(2:11-15).

Hội Thánh Của Ba Sự Hiện Ra

Bạn có bao giờ nghe một Hội thánh được đặt tên là Hội thánh của Sự Hiện Ra chưa? Từ “sự hiện ra” được lấy từ một từ Hylạp có nghĩa là “sự xuất hiện”. Có ý nghĩa trong thư Tít mà Phaolô mô tả sơ lược Hội thánh được gọi là “Hội thánh của Hai Sự Hiện Ra”, vì Phaolô viết cho Tít về hai lần Đức Chúa Trời xuất hiện. Ông viết rằng Hội thánh được dự định hiện diện giữa hai lần hiện ra. Phaolô viết: “Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi” (Tít 2:11).

Ân điển bày tỏ khi Chúa Jêsus Christ được sinh ra tại Bếtlêhem, và sẽ xuất hiện một lần nữa khi Đấng Christ tái lâm. Hội thánh hiện diện giữa hai lần hiện ra của Đức Chúa Trời qua Đấng Christ. Trong thư nầy, Đức Chúa Trời cho Phaolô biết tại sao Ngài muốn Hội thánh Ngài có mặt giữa hai lần hiện ra. Trong thời này, chúng ta phải sống “tiết độ, nhân đức,công bình” (Tít 2:12).

Phaolô cho biết sự hiện ra lần đầu tiên của Đấng Christ đem đến sự cứu rỗi, Đức Chúa Trời chuộc chúng ta vì Ngài muốn thanh tẩy một dân biệt riêng cho Ngài, là dân sẽ sốt sắng làm việc lành (c.14). Ở đây từ “biệt riêng” có nghĩa là “thuộc một loại riêng”. Chúng ta phải là một dân đặc biệt được biến đổi theo ảnh tượng của Đấng Christ.

Bây giờ bạn có thể biết tại sao tôi lại đặt tựa cho thư Tít là “Hội thánh của Ba lần Hiện Ra”. Giữa sự hiện ra lần thứ nhất của Đấng Christ và sự tái lâm của Ngài, có một sự hiện ra thứ ba – Đức Chúa Trời xuất hiện trên thế gian nầy qua bạn và tôi. Đức Chúa Trời đã chọn bạn và tôi để làm công việc của Ngài. Chúng ta phải là “dân đặc biệt” của Ngài. Chúng ta phải là Jesus cho thế gian nầy. Chúng ta phải là phương tiện truyền bá Đấng Christ hằng sống, phục sinh, xuất hiện cho thế giới nầy.

Sự nhấn mạnh của thư Tít chính là dân biệt riêng, dân lập nên Hội thánh của Đấng Christ, đơn giản là phải “tô điểm cho giáo lý của Đấng Christ” bằng đời sống nên thánh, tin kính,hầu cho thế gian có thể thấy Đức Chúa Trời trong bạn và tôi. Chúng ta cần tin chắc Đức Chúa Trời có chương trình cho đời sống chúng ta, vì Ngài đã chọn chúng ta để trở nên một dân kết quả, đặc biệt qua Đấng xuất hiện trên thế gian nầy.

Chương 9:THƯ PHAOLÔ GỞI CHO PHILÊMÔN

Philêmôn là thư thứ tư trong năm lá thư trong tù của Phaolô. Mặc dù Philêmôn là thư ngắn nhất, nhưng có nhiều điều áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong phạm vi hoạt động xã hội.

Philêmôn là một tín hữu Dothái giàu có, sống ở Côlôse. Ông có một nô lệ tên là Ônêsim. Ônêsim có nghĩa là “có lợi” hay “ích lợi”. Có lẽ ông được đặt tên nầy vì là một nô lệ rất có khả năng.

Chắc hẳn Ônêsim đã lấy cắp một số tiền của ông chủ Philêmôn rồi bỏ trốn. Vì vậy, ông vừa là nô lệ đào tẩu vừa là tên trộm. Nhưng ở thành Rôma, Ônêsim đã gặp Phaolô trong tù,Phaolô dẫn dắt ông tin Chúa. Sự tái sanh thường liên quan đến sự ăn năn, và đối với Ônêsim, ăn năn có nghĩa là ông phải trở về gặp chủ và giáp mặt với tư cách là một nô lệ trốn chạy.

Chắc hẳn Phaolô đã bảo Ônêsim làm điều nầy, nhưng ông cũng nói cho Ônêsim biết là ông sẽ gởi Ônêsim trở lại cho chủ với lá thư khẩn nài Philêmôn khoan dung với người anh em mới trong Đấng Christ.

Thư Philêmôn là thư Ônêsim trao tận tay khi ông quay về với chủ mình. Đây không chỉ là lá thư có nhiều điều ứng dụng quan trọng về xã hội, mà còn là một kiệt tác của tài ngoại giao và khéo xử trí. Khi bạn nhận ra điều khách quan Phaolô viết trong thư nầy, hãy xem cách ông tiếp cận mục tiêu cách khéo léo, với tài ngoại giao và tế nhị như thế nào. Ông thỉnh cầu Philêmôn hãy có tinh thần giống như Đấng Christ, và nhấn mạnh mặt tích cực khi ông ước mong Philêmôn nhận lại Ônêsim cách vui mừng và tự nguyện.

Trọng tâm của thư nầy là điều Phaolô muốn nói với Philêmôn và ứng dụng cho chúng ta, rằng Chúa Jêsus có thể thay đổi con người. Khi Ngài làm điều đó, Ngài sẽ thay đổi mối quan hệ giữa con người với nhau. Do đó, Phaolô viết cho Philêmôn: “Tôi muốn anh tha thứ và nhận lại Ônêsim, không phải như một nô lệ trốn chạy và một kẻ cắp sẽ bị hình phạt,nhưng là anh em, một người đi theo Đấng Christ”. Chấp nhận hình phạt dành cho nô lệ bỏ trốn là cái chết.

Chúa Jêsus có thay đổi bạn chưa? Đấng Christ có thay đổi mọi mối quan hệ của bạn không? Bạn có đủ lòng tin rằng Ngài có thể làm và sẵn sàng làm cho bạn không? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng duy nhất có thể thay đổi chúng ta và các mối quan hệ của chúng ta vì chỉ có Ngài mới thay đổi được con người.

Khi đọc thư nầy, chúng ta có thể ứng dụng nhiều cách khác nữa. Nhiều người tin rằng thư Philêmôn đầy những biểu tượng. Ví dụ như, họ tin rằng việc trở lại và được tha thứ của Ônêsim là hình bóng của sự chuộc tội. Chuộc lại một điều gì đó có nghĩa là mua nó lại và đem trở về. Huyết Đức Chúa Jêsus Christ đổ ra trên thập tự giá là giá phải trả để Đức Chúa Trời có thể mua và đem chúng ta trở về với chính Ngài và với cách sống có giá trị mà Ngài muốn chúng ta phải sống.

Cũng có một hình ảnh trong thư ngắn ngủi nầy về điều gì đó có thể xảy ra với con cái chúng ta. Phaolô viết cho Philêmôn rằng ông có thể mất Ônêsim trong một thời gian ngắn nhưng rồi được lại anh ấy mãi mãi (15). Thông thường chúng ta, là cha mẹ, bị mất con mình trong một thời gian. Dù là chúng ta đã “dạy cho trẻ thơ con đường mà chúng phải đi” (Châm ngôn 22:6), thì chúng vẫn có thể đi lạc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về cách chúng sẽ sống như thế nào. Sau khi đã tìm được đức tin và kinh nghiệm của riêng mình, chúng quay về với chúng ta, lúc đó chúng ta mới có thể được lại chúng.

Một số người cũng tin thư nầy minh hoạ điều chúng ta gọi là “chuộc tội thay thế”. Khi sứ đồ Phaolô nói với Philêmôn: “Nhược bằng có người làm hại anh hoặc mắc nợ anh điều chi,thì hãy cứ kể cho tôi”(Philêmôn 18). Cũng có người tin rằng đó là hình bóng về điều Đức Chúa Jêsus Christ đã làm cho chúng ta. Khi Đức Chúa Jêsus Christ chết trên thập tự giá vì tội chúng ta, chủ yếu Ngài muốn thưa với Cha: “Họ mắc nợ điều gì, xin cứ tính cho Con. Con sẽ trả đầy đủ”.

Bạn có thể thấy thư Philêmôn có nhiều bài học ứng dụng.

Còn có một ý tưởng nữa chúng ta nên ghi nhận trong thư Philêmôn nầy, đó là khi Phaolô viết cho Philêmôn: “Anh mắc nợ tôi về chính mình anh” (c.19). Tự điển cho biết “mình” là “tính cách cá nhân, tính đặc thù của một cá nhân làm cho người đó khác biệt với những người khác”. Theo điều Phaolô viết cho Philêmôn, thì chúng ta không thể thật sự là chính mình cho đến khi chúng ta được tái sanh. Vì Philêmôn đã được tái sanh, nên Phaolô nói: “Philêmôn, anh nợ tôi về chính mình anh. Anh không bao giờ có thể trở thành con người độc nhất vô nhị nếu như không sanh ra mới. Vì tôi là tác nhân của sự anh được tái sanh, nên anh nợ tôi cả con người anh”.

Vì cớ đó, nhiều người nản lòng, vỡ mộng và thấy bất hạnh vì họ không phải là người đúng như Đức Chúa Trời muốn. Thư Philêmôn dạy chúng ta rằng chỉ khi chúng ta tin nhận Đấng Christ, chúng ta mới là con người với cá tính và địa vị mà Đức Chúa Trời đặt để cho chúng ta.

Chương 10:THƯ THỨ NHÌ PHAOLÔ GỞI CHO TIMÔTHÊ

Lá thư thứ hai Phaolô gởi cho Timôthê là chúc thư và cũng là nguyện vọng cuối cùng của ông. Lịch sử Hội thánh cho chúng ta biết sau khi Phaolô được chính quyền Lamã trả tự do lần đầu, ông đã đi truyền giáo tại Tây Ban Nha, sau đó quay trở lại Êphêsô. Từ Êphêsô ông đi Trôách, và ở tại đó cho tới khi Nêrô, hoàng đế Lamã, đốt thành Rôma và đổ lỗi cho các môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ. Khi việc nầy xảy ra, tất cả môn đồ của Đấng Christ tại Đế quốc Lamã đều bị loại ra khỏi vòng pháp luật, họ bị đối xử một cách tàn bạo không sao kể xiết, không chỉ bởi chính quyền Lamã mà còn bởi những công dân Lamã (người mang quốc tịch Lamã) nữa. Vì Phierơ và Phaolô là kẻ thù số một và số hai của họ, nên chẳng bao lâu sau Phaolô lại bị bắt.

Chắc chúng ta đều thấy rõ trường hợp bị bắt của Phaolô, quả thật ông khó có thể sống sót qua lần bị bắt và tống giam nầy (IITimôthê 1:4). Khi Phaolô viết thư cho Timôthê, ông biết chẳng bao lâu nữa ông sẽ bị hành hình. Sự kiện nầy khiến cho những lời cuối cùng của vị sứ đồ vĩ đại nầy thực sự rất quan trọng.

Nếu ngày nay bạn có dịp viếng thăm nhà tù Mamertine tại Rôma, bạn sẽ hiểu sự nặng nề trong từng lời của bức thư. Ở tầng dưới của nhà tù là một ngục tối, nơi mà nhiều cho rằng người Lamã đã giam sứ đồ Phaolô. Cách ông bị xiềng xích chẳng khác gì là bị tra tấn liên tục.Ngục tối đầy mùi hôi, một nơi thật khủng khiếp để giam cầm. Đây là nơi dành cho những tù nhân mà người Lamã hết sức căm ghét.

Trong điều kiện như vậy, chúng ta không biết bằng cách nào mà Phaolô có thể viết lá thư thứ hai nầy và gởi ra khỏi nhà tù được. Hầu như mọi người đều bỏ mặc Phaolô, trừ một người thân tên Ônêsiphôrơ và Luca, thầy thuốc yêu dấu của Phaolô. Có lẽ Ônêsiphôrơ hoặc Luca là người đã lén chuyển lá thư nầy ra ngoài. Phaolô chắc không thể tự tay viết, song đã đọc cho người khác viết.

Khi đọc những lời cuối cùng của Phaolô, xin đừng quên bối cảnh về sự tù đày khủng khiếp mà trong đó, Phaolô đã viết những lời đầy khích lệ từ tấm lòng mình: “Vậy nên ta khuyên con hãy nhen lại ơn của Đức Chúa Trời ban cho, mà con đã nhận lãnh bởi sự đặt tay của ta. Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bàn là tâm thần mạnh mẽ, có tình yêu thương và dè giữ” (1:6-7).

Bạn có thể thấy tính cách của Timôthê được miêu tả qua những câu nầy. Timôthê là người có tính nhút nhát trong khi quan hệ với mọi người. Phaolô ám chỉ đến phép lạ xảy ra khi ông đặt tay trên Timôthê để phong chức. Phaolô viết: “Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa của chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin lành” (1:8).

Trong chương hai, chúng ta gặp một số ví dụ minh họa được đưa ra đểlàm sáng tỏ ý nghĩa về mối tương giao thật sự với Đấng Christ. Từ câu bốn đến câu bảy, Phaolô cho những ví dụ
minh họa về người lính, vận động viên, và một nông dân.

Sự áp dụng của Phaolô liên quan đến người lính là: Khi một người ra trận, thì không còn vướng bận công việc trong thời bình mình đã làm. Anh phó mình hoàn toàn và trọn vẹn cho việc chiến đấu. Tương tự như vậy, Phaolô khích lệ Timôthê hãy dốc hết sức để đánh trận cho Đức Chúa Jêsus Christ.

Rồi Phaolô cũng cho một ví dụ minh họa về một vận động viên, ông nói: “Cũng một lẽ đó, người đấu sức trong diễn trường chỉ đấu nhau theo lệ luật thì mới được mão triều thiên” (ITimôthê 2:5). Cũng có những luật lệ dành cho việc sống trong Đấng Christ. Một trong những luật lệ đó là chính bạn phải chịu khổ vì danh Chúa, bạn phải vác thập tự giá mình và sẵn lòng theo Ngài.

Khi Phaolô viết về người nông dân, ý của ông là người nông dân phải làm việc chăm chỉ, cả khi gieo lẫn khi gặt. Kế đến, người ấy là “người đầu tiên thâu hoa lợi” (c.6). Phaolô nói với Timôthê: Hãy làm việc chăm chỉ như người nông dân; chăm chỉ cả khi gieo lẫn khi gặt, thì con sẽ có được mùa thu hoạch lớn”.

Phaolô tin chắc Đấng Christ ở với mình, ngay cả trong lúc ông chịu khổ. Thậm chí khi chúng ta yếu đuối đến mức không còn chút đức tin nào, Đức Chúa Trời vẫn thành tín với chúng ta và giúp đỡ chúng ta, vì Ngài không thể chối bỏ chúng ta là một phần của Ngài. Lẽ thật của Đức Chúa Trời đứng vững như vầng đá lớn, không có gì làm xiêu đổ được. Đó là nền đá trên mặt có viết: “Chúa biết kẻ thuộc về Ngài” (c.13,19).

Khi chúng ta đọc những lời đầy an ủi nầy thì hãy nhớ hoàn cảnh đau khổ của Phaolô. Phaolô cho biết sẽ có lúc bạn yếu đuối đến nỗi tinh thần, cảm xúc và ngay cả về mặt thuộc linh cũng không còn chút sức lực nào để tin và cầu nguyện nữa. Bạn có bị mất phương hướng trong hoàn cảnh như vậy không? Không! Phân đoạn nầy nói rằng cho dù chúng ta yếu đến mức không cầu nguyện và tin cậy được, thì Đức Chúa Trời vẫn không bao giờ từ chối những kẻ thuộc về Ngài. Cho dù chúng ta không giữ được đức tin, Ngài cũng sẽ luôn thành tín cùng
chúng ta.

Phaolô dạy về mục đích sống của tín hữu bằng ví dụ minh họa về những chiếc bình (c.20-21). Trong thời đó, người ta có những chiếc bình lớn, hoặc những chiếc lọ trong nhà. Một số bình được dùng cho việc sang, số khác thì dùng trong việc hèn mọn hơn (thời đó không có bể chứa nước trong nhà).

Ý Phaolô muốn nói rằng: “Timôthê, cũng giống như lúc con đi theo Đấng Christ vậy. Con có thể là một chiếc bình chỉ dùng cho việc hèn mọn, hoặc con có thể quay lưng lại với những ham muốn xốc nổi của tuổi trẻ mà đuổi theo sự nhân từ, trung tín, yêu thương và hòa bình. Rồi con sẽ trở thành chiếc bình thích hợp cho việc sang, trong sạch và có ích cho Chủ”.

Phaolô đã viết một trong những câu quen thuộc nhất trong thư nầy: “Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật”(II Timôthê 2:15). Từ được dịch là “chuyên tâm” có nghĩa là “tự tập tành”. Phaolô muốn nói: “Timôthê, hãy chịu kỷ luật và làm theo để đem lại kết quả qua việc con hết lòng tập tành, hầu cho một ngày kia con được Đức Chúa Trời chấp nhận”. Hãy luôn tự hỏi: Thật sự mình có học hỏi và tự tập tành để hiểu biết hơn về Lời Chúa không? Vào đoạn cuối chương hai, Phaolô khuyên vị mục sư trẻ Timôthê về cách giúp đỡ người khác giải quyết nan đề của họ. Ngày nay, chúng ta gọi những người đó là mục sư tư vấn.

Trong thời của Phaolô và Timôthê, công việc đó ắt hẳn được gọi là công việc chăn bầy. Tôi lấy làm lạ trước sự kiện những lời cuối cùng của ông được nói lên trong hoàn cảnh khốn cùng như thế lại có tác dụng làm cho Timôthê trở thành một mục sư giỏi.

Phaolô bảo Timôthê vấn đề đối với người mà ông đang sửa sai và khuyên bảo là họ sống trái với kế hoạch Đức Chúa Trời dành cho họ (Có một bản dịch dịch là họ “đặt mình chống lại”). Họ từng mắc bẫy của ma quỷ (26). Có nhiều lý do khiến người ta làm như vậy. Có lẽ họ đã so sánh mình với người khác, hoặc theo gương người khác, hoặc đểngười khác điều khiển mình. có nhiều cách chúng ta có thể “đánh mất chính mình” theo nghĩa đó. Người nào chống nghịch kế hoạch của Đức Chúa Trời thì sẽ gặp nhiều khó khăn và rất bất hạnh trong cuộc sống.

Phaolô muốn nói: “Timôthê, nếu con muốn, bằng sự nhu mì, hiền lành, và kiên nhẫn lắng nghe những người nầy, thì ba bông trái Thánh Linh đó sẽ giữ cửa luôn mở ra cho Chúa và con sẽ được người khác lắng nghe. Khi đó, con sẽ có thể dạy dỗ người khác và đặt lẽ thật trước mặt họ là lẽ thật có thể khiến họ tự do” (Giăng 8:32). Tuyệt đối con không được tranh cãi với người khác, vì như vậy sẽ đóng cửa với Đức Chúa Trời và ngã sang sự trói buộc của ma quỷ. Tôi nghĩ đây là một trong những điều cuối cùng nhất đã được viết ra về sự khải đạo thuộc linh.

Bạn Sẽ Làm Gì Với Những Điều Bạn Biết?

Trọng tâm của thư nầy được tìm thấy trong 3:10-4:5. Phaolô biết ông sắp bị xử tử, có lẽ chỉ còn vài ngày hoặc vài giờ sau khi lá thư nầy được đọc cho viết và đưa lén ra khỏi tù. Khi ông viết những lời cuối cùng cho Timôthê, chúng ta có thể cảm thấy sự nghiêm trọng trong lời lẽ của Phaolô. Đó là những lời nói về đức tin, sự chịu khổ, cảm xúc của ông dành cho Timôthê và lẽ thật quan trọng của Tin lành. Nhiều lần trong phân đoạn nầy Phaolô nói với Timôthê: “Con biết…, con biết…, con biết…”. Làm thế nào Timôthê biết được những điều mà Phaolô nói là ông biết?

Câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi nầy là Timôthê biết được tất cả mọi điều vì ông quan sát qua đời sống của Phaolô. Lúc nầy Phaolô thách thức Timôthê bằng câu hỏi: “Con sẽ làm gì với tất cả những điều con biết?”

Phaolô dặn dò Timôthê: “Ta ở trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết, nhân sự đến của Ngài và nước Ngài mà răn bảo con rằng: Hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi. Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo lành; nhưng vì ham nghe những lời êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện
huyễn. Nhưng con, phải có tiết độ trong mọi sự, hãy chịu cực khổ, làm việc của người giảng Tin lành, mọi phận sự về chức vụ con phải làm cho đầy đủ” (II Timôthê 4:1-5).

Những lời nầy là sự thách thức cho tất cả chúng ta để trở nên trung tín và siêng năng trong công việc Chúa, và để quyết định chúng ta sẽ làm gì với những điều chúng ta biết. Mối quan hệ giữa Phaolô và Timôthê cũng là sự áp dụng quan trọng đối với mong muốn và di chúc sau cùng của Phaolô. Nếu bạn còn mới mẻ trong đức tin hoặc trong chức vụ, bạn rất cần một người như Phaolô. Nếu bạn là một tín đồ hay mục sư trưởng thành và dày dạn, thì bạn sẽ rất thiếu sót nếu như không dạy dỗ những tín hữu hoặc mục sư trẻ tuổi giống Timôthê.

Những Lời Cuối Cùng Về Một Chiến Sĩ Lão Thành.

Sau những lời nghiêm trọng đầy thách thức nầy, chắc hẳn Timôthê đã cảm động. Đây là những lời cuối cùng của nhà truyền giáo, mục sư, giáo sư, nhà thần học, và tác giả Tân ước
vĩ đại nhất trong lịch sử Hội thánh:“Về phần ta, ta đang bị đổ ra làm lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta đã đánh trận tốt lành, đã xiong sự chạy, đã giữ được đức tin. Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã để dành cho ta; Chúa là quan án công bình, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó, không những cho ta mà thôi, nhưng cũng cho mọi kẻ yêu mến sự hiện đến của Ngài”(II Timôthê 4:6-8).

Nguồn tài liệu: HỘI HỢP TÁC TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG THÁNH KINH